Doanh nghiệp FDI thích ứng với đại dịch và cam kết phát triển bền vững tại Việt Nam

HÀ PHƯƠNG 27/09/2021 03:33

Trong bối cảnh khó khăn do đại dịch COVID-19 bùng phát nhưng nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vẫn cam kết đảm bảo các mục tiêu phát triển bền vững tại Việt Nam.

Ông

Các doanh nghiệp và chuyên gia tham dự Diễn đàn phát triển bền vững do VCCI tổ chức vào đầu tháng 9 vừa qua.

Thu hút FDI vượt trội

Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến 20/8/2021, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt 19,12 tỷ USD, bằng 97,9% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, có 1.135 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư (giảm 36,8% về số dự án) với tổng vốn đăng ký đạt gần 11,33 tỷ USD (tăng 16,3% so với cùng kỳ về số vốn đăng ký).

Ngoài ra, 639 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư (giảm 11%) nhưng tổng vốn đăng ký tăng thêm vẫn tăng nhẹ 2,3% so với cùng kỳ (đạt gần 5 tỷ USD). Trong 8 tháng đầu năm 2021, vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài ước đạt 11,58 tỷ USD, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2020.

Theo Cục Đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư điều chỉnh đã tăng trở lại sau khi giảm nhẹ trong 7 tháng (tăng 2,3%). Vốn đầu tư đăng ký mới tiếp tục tăng so với cùng kỳ năm 2020 và đạt mức tăng mạnh hơn so với 7 tháng đầu năm (tăng 16,3%).

Ông Choi Joo Ho, Tổng Giám đốc Samsung Việt Nam cho biết, mặc dù dịch COVID-19 đang gây ra những tác động tiêu cực, nhưng Việt Nam vẫn là điểm đầu tư hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài. Điều đặc biệt, việc Chính phủ Việt Nam có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh dịch COVID-19 (Nghị quyết 105) và chuyển hướng phòng chống dịch, là tin đáng mừng đối với nhà đầu tư nước ngoài. Nếu Việt Nam tiếp tục thực hiện các biện pháp chống dịch hiệu quả, đồng thời tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để phục hồi, duy trì, và phát triển sản xuất, kinh doanh, khắc phục gián đoạn chuỗi cung ứng thì sẽ tiếp tục thu hút các nhà đầu tư nước ngoài tới.

Cộng đồng doanh nghiệp Hàn Quốc đánh giá cao sự hợp tác và hỗ trợ của Chính phủ Việt Nam trong thời gian qua, như cho phép nhập cảnh các chuyên gia, rút ngắn thời gian cách ly… Để đạt được mục tiêu kép vừa ngăn chặn đại dịch vừa phát triển, tăng trưởng nền kinh tế, Chính phủ đang rất tích cực phân phối và tìm kiếm nhiều nguồn vaccine.

Ở các thành phố lớn như Hà Nội và TPHCM, tỷ lệ tiêm chủng rất cao đã cho thấy nỗ lực rất lớn của Chính phủ Việt Nam trong nỗ lực phục hồi nền kinh tế. Đặc biệt, đợt kiểm soát dịch bệnh COVID-19 tại các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc đã diễn ra thành công... 

Cam kết phát triển bền vững

Theo số liệu của Nielsen Retail Index tính đến cuối tháng 7/2021, sau khi phục hồi từ tác động của đại dịch COVID-19 năm ngoái, sự tăng trưởng ngành hàng tiêu dùng nhanh tại Việt Nam một lần nữa bị ảnh hưởng bởi làn sóng COVID thứ 4 diễn ra từ tháng 5 dẫn đến sự tăng trưởng của ngành hàng sụt giảm mạnh trong tháng 6 và 7/2021. Cụ thể, nếu trong quý 1/2021 sự tăng trưởng theo giá trị danh nghĩa của ngành hàng so với cùng kỳ năm trước là -3,8% thì trong tháng 4 và 5 con số này tăng lên tới 10,4%. Tuy nhiên, trong giai đoạn tháng 6 và 7 thì sự tăng trưởng này sụt giảm còn -5,4%, 

Các doanh nghiệp trong ngành thực phẩm và đồ uống nói chung và doanh nghiệp FDI nói riêng  phải đương đầu với rất nhiều khó khăn và thách thức do tác động của đợt dịch bênh lần này như vấn đề về hậu cần, nhu cầu tiêu dùng giảm, vấn đề an toàn tại nơi làm việc, thiếu nhân công, và đặc biệt là đứt gẫy chuỗi cung ứng.

Tuy nhiên, tại Diễn đàn phát triển bền vững do VCCI tổ chức, ông Binu Jacob, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Nestlé Việt Nam khẳng định sẽ tiếp tục mở rộng các hoạt động đầu tư bền vững tại Việt Nam, bao gồm khoản đầu tư mới trị giá hơn 130 triệu USD trong 2 năm, đưa tổng đầu tư lên hơn 730 triệu USD.

Chúng tôi tin rằng, nếu chỉ tập trung vào kết quả lợi ích trước mắt thì khó đi xa, nhưng muốn vươn cao và vươn xa thì phát triển bền vững là con đường duy nhất”, Tổng Giám đốc Nestlé Việt Nam nói. “Chúng tôi tin tưởng vào tương lai của Việt Nam với vai trò là trung tâm sản xuất toàn cầu và khu vực. Chúng tôi vẫn tiếp tục mở rộng các hoạt động đầu tư bền vững tại Việt Nam. Một trong các yếu tố quan trọng để một doanh nghiệp thành công chính nhờ sự hỗ trợ đến từ chủ trương và hành động của Chính phủ kiến tạo và chính quyền địa phương khuyến khích doanh nghiệp phát triển. Chủ trương cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, khuyến khích doanh nghiệp khởi nghiệp và phát triển của Chính phủ nói chung và tỉnh Đồng Nai nói riêng đã tạo được niềm tin, khuyến khích doanh nghiệp không ngừng lớn mạnh…”

Theo ông Binu Jacob,  tại nhà máy Công ty có khoảng 1.200 nhân viên đang thực hiện phương án “3 tại chỗ” đồng thời áp dụng nghiêm ngặt nguyên tắc 5K tại 4 nhà máy của Nestlé Việt Nam trong hơn 2 tháng qua. Các hoạt động tại chỗ cũng được công ty quan tâm tổ chức để các nhân viên có tâm lý thoải mái hơn. Trong khi đó, toàn bộ khối văn phòng đang làm việc tại nhà và cũng được tạo điều kiện để có đủ trang thiết bị làm việc nhằm đặt được hiệu quả cao.Các nhân viên Công ty

Theo Công ty Nestle Việt Nam, các hoạt động tại chỗ cũng được công ty quan tâm tổ chức để các nhân viên có tâm lý thoải mái hơn.

Với mục tiêu đảm bảo tính liên tục trong hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty thực hiện một loạt các giải pháp nhằm thích ứng nhanh với sự thay đổi về chính sách. Các giải pháp gồm thuê thêm kho bãi để tăng khả năng tích trữ nguyên liệu và bao bì tại chỗ, đáp ứng nhu cầu của khách hàng thông qua việc giao hàng trực tiếp đến các cửa hàng không cần qua kho trung chuyển, đảm bảo giao hàng không tiếp xúc dù phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng về kho vận do tổng kho đặt ở miền Nam cũng như tình trạng thiếu hụt tài xế...

Để giúp các doanh nghiệp nói chung và các công ty có thể duy trì các hoạt động kinh doanh trong giai đoạn dịch bệnh đầy có khăn này Nestle Việt Nam cùng nhiều doanh nghiệp FDI đã đề xuất với Chính phủ và các cơ quản quản lý như: Ưu tiên tiêm phòng đầy đủ cho tất cả công nhân và nhà thầu làm việc trong các nhà máy sản xuất đồ uống và thực phẩm thiết yếu; Trao quyền tự quyết cho doanh nghiệp trong việc áp dụng mô hình phòng chống COVID-19 tại các nhà máy dựa trên các hướng dẫn của Chính phủ và Bộ Y tế;...

Có thể bạn quan tâm

  • KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG: Cần cơ chế cho phục hồi sản xuất, giữ chân doanh nghiệp FDI

    KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG: Cần cơ chế cho phục hồi sản xuất, giữ chân doanh nghiệp FDI

    08:17, 26/09/2021

  • Đà Nẵng tập trung tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp FDI

    Đà Nẵng tập trung tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp FDI

    17:08, 24/09/2021

  • Tình thế đảo chiều của

    Tình thế đảo chiều của "cuộc đua" thu hút doanh nghiệp FDI

    11:00, 24/09/2021

  • Doanh nghiệp FDI cảnh báo Việt Nam đang bỏ lỡ cơ hội đầu tư nếu không có kế hoạch tái mở cửa

    Doanh nghiệp FDI cảnh báo Việt Nam đang bỏ lỡ cơ hội đầu tư nếu không có kế hoạch tái mở cửa

    13:56, 20/09/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Doanh nghiệp FDI thích ứng với đại dịch và cam kết phát triển bền vững tại Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO