Doanh nghiệp hàng không Việt vẫn đối diện với nhiều thách thức

Diendandoanhnghiep.vn Đã hơn một tháng kể từ ngày Việt Nam mở cửa hoàn toàn bầu trời, nhưng ngành hàng không vẫn chưa thể đạt được đà “cất cánh” khi hàng loạt những thách thức vẫn còn đó…

>>>Ngành hàng không thời gian tới: Phi công không cần… bay

Dự báo tươi sáng

Từ 15/3, Việt Nam đã mở cửa hoàn toàn biên giới cho khách du lịch nước ngoài, cho phép nhập cảnh miễn kiểm dịch và khôi phục các chính sách thị thực trước đại dịch, bao gồm cả việc miễn trừ cho công dân của 24 quốc gia.

ngày 15 tháng 3, Việt Nam đã mở cửa hoàn toàn biên giới cho khách du lịch nước ngoài.

Từ ngày 15 tháng 3, Việt Nam đã mở cửa hoàn toàn biên giới cho khách du lịch nước ngoài.

“Những động thái tích cực này đã góp phần củng cố niềm tin về một bức tranh tươi sáng hơn cho ngành hàng không trong năm nay”, ông Nguyễn Hữu Nam, Phó Giám đốc phụ trách khu vực TP.HCM thuộc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cho biết tại một sự kiện họp báo giới thiệu Triển lãm Hàng không Quốc tế Việt Nam (VIAE 2022) sẽ diễn ra vào tháng 9 tới đây.

Công ty môi giới Chứng khoán Bảo Việt cho biết, nếu các biến thể COVID-19 mới không quá nguy hiểm, các tuyến quốc tế có thể phục hồi mạnh từ cuối quý II trở đi. Công ty cũng dự báo số lượng hành khách trong nước và quốc tế vào năm 2022, lần lượt vào khoảng 30 triệu và 5 triệu, tăng lần lượt 89,9% và 4,6% so với năm ngoái.

Số lượng các chuyến bay được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2022.

Số lượng các chuyến bay được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2022.

Trong khi CTCP Chứng khoán Bản Việt (VCSC) ước tính số lượng các chuyến bay nội địa đã đạt 94% so với thời kỳ trước đại dịch (2019). Công ty cũng kỳ vọng tổng lượng hành khách nội địa của Vietnam Airlines và Vietjet Air trong năm nay lần lượt là 92% và 91% của năm 2019; và của hành khách quốc tế sẽ là 44 %.

Hầu hết các chuyên gia trong ngành đều cho rằng, cùng với việc từng bước bình thường hóa đại dịch COVID-19, các hãng hàng không Việt Nam sẽ tăng số chuyến để phục vụ du khách và thị trường sẽ phục hồi “rất nhanh”. Và ngành công nghiệp này sẽ bỏ lại sau lưng hai năm khó khăn để hướng tới một tương lai tươi sáng.

>>>Gói hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp hàng không

>>>Xung đột Nga-Ukraine: Hàng không Việt gặp "khó chồng khó"

Còn nhiều thách thức

Thực tế cho thấy, đối với các chuyến bay quốc tế, Việt Nam chính thức nối lại dịch vụ trên 9 đường bay vào ngày 1 tháng 1, trước khi mở lại các chuyến bay đến tất cả các thị trường bắt đầu từ giữa tháng 2 với một số hạn chế liên quan đến COVID-19.

Nhưng, vẫn còn đó những thách thức với ngành hàng không Việt Nam.

Hàng không Việt Nam vẫn còn những thách thức trong việc thu hút khách quốc tế tới.

Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, 91.000 người nước ngoài đã đến Việt Nam trong quý đầu tiên, tăng 89,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong số này, 90,5% đến từ các chuyến bay, tăng 165,2%.

Trong khi đó, theo Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM), các hãng hàng không Việt Nam đã khai thác gần 11.000 chuyến bay trên các đường bay nội địa từ ngày 29/1 đến ngày đầu tháng 2, tăng hơn 69% so với năm ngoái.

Đây được coi là một sự tương phản rõ rệt với năm 2021, khi mà số lượng hành khách giảm xuống mức thấp nhất trong lịch sử, xuống còn 15,9 triệu, với lượng hành khách nước ngoài và trong nước lần lượt giảm 96,5% và 50,5% so với năm 2020.

Kể từ thời điểm “mở cửa bầu trời”, Việt Nam đang là một trong những điểm đến được tìm kiếm thông tin nhiều nhất từ Mỹ và châu Âu, theo một con số thống kê của Destination Insights với Google.

Tuy nhiên, ngành hàng không Việt Nam đang có một số trở ngại cần phải đối mặt trước khi đạt được đà phục hồi mạnh mẽ. Một trong những trở ngại lớn nhất đó là việc tiếp cận các thị trường trung chuyển chính trước đại dịch, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Nga.

Ở thời điểm hiện tại, Trung Quốc vẫn đang theo đuổi chính sách “zero Covid” và Hàn Quốc vẫn duy trì kiểm soát biên giới chặt chẽ. Trong khi cuộc khủng hoảng Nga - Ukraine đang diễn ra cũng khiến các hãng hàng không Việt mất một lượng khách Nga đáng kể.

Một trở ngại lớn khác mà các hãng hàng không Việt Nam đang gặp phải là vấn đề giá nhiên liệu tăng cao. Vào tháng 1 vừa qua, giá nhiên liệu máy bay trung bình đã tăng lên khoảng 101 USD / thùng, cao hơn mức dự báo 77,8 USD của International Air Transpo. Trong khi giá nhiên liệu đang chiếm 29% và 43% chi phí đầu vào của Vietnam Airlines và Vietjet Air trong giai đoạn 2015-2019.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Doanh nghiệp hàng không Việt vẫn đối diện với nhiều thách thức tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714086610 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714086610 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10