Doanh nghiệp năng lượng tái tạo gặp khó bởi hành lang pháp lý

Linh Nga 25/12/2019 00:00

Hành lang pháp lý là một rào cản làm ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng cũng như kêu gọi các nhà đầu tư tham gia xây dựng các nhà may năng lượng tái tạo.

daf

Hành lang pháp lý cũng là một rào cản làm ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng cũng như kêu gọi các nhà đầu tư tham gia xây dựng các nhà may năng lượng tái tạo.

Các doanh nghiệp đầu tư năng lượng tái tạo đã phản ánh lên các cơ quan chức năng về tình trạng giảm phát năng lượng tái tạo của các nhà máy điện gió và điện mặt trời, lý do bởi hạ tầng lưới điện không đáp ứng được nhu cầu phát triển nhanh chóng trong thời gian qua.

Tại Ninh Thuận, chỉ tính riêng khu vực huyện Thuận Nam, 9 dự án năng lượng tái tạo có công suất gần 250MW đều bị giảm phát. Trung bình, mỗi dự án lên lưới 110kV đều giảm phát từ 50-60%. Các hợp đồng mua bán điện đều không có điều khoản giảm phát hay quá tải đường dây, dẫn tới thiệt hại hàng chục tỷ đồng mỗi tháng đối với các doanh nghiệp.

Dự kiến, tới năm 2020, EVN sẽ nâng cấp thành công hệ thống truyền tải 110kV và 220kV tại Ninh Phước, Thuận Nam và Tháp Chàm 2 đi Phan Rí. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để giải tỏa 100% công suất các dự án, hệ thống lên lưới này vẫn không khả thi nếu không được điều tiết bởi hệ thống truyền tải 500kV.

Hành lang pháp lý cũng là một rào cản làm ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng cũng như kêu gọi các nhà đầu tư tham gia xây dựng các nhà may năng lượng tái tạo, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đang đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo.

Có thể bạn quan tâm

  • Điện mặt trời: Đấu thầu có phải là “cây đũa thần”

    00:02, 10/12/2019

  • Khổ vì thủ tục cấp phép điện mặt trời

    09:41, 27/11/2019

  • Cơ chế đầu thầu dành cho giá điện mặt trời

    04:00, 24/11/2019

 Nếu không được tháo gỡ kịp thời, rất nhiều dự án sẽ dẫn đến tình trạng phá sản trong tương lai gần do đã phải bỏ các chi phí trong quá trình triển khai, thực hiện các thủ tục đầu tư của dự án, doanh nghiệp bỏ ra ít thì hàng chục, nhiều hơn thì hàng trăm tỷ đồng. Còn người dân thì phải di dời nhường đất cho dự án để mong chờ một nguồn lợi khác cho địa phương và bản thân. Thế nhưng đến thời điểm này mọi hứa hẹn dường như đang tuột khỏi tay họ. 

Theo các nhà đầu tư, vướng mắc đầu tiên họ gặp phải là việc chậm trễ ban hành Quyết định mới thay thế khi Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg ngày 11/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ đã hết hiệu lực từ 01/7/2019 khiến các Nhà đầu tư đã hoàn thiện các thủ tục pháp lý của dự án nhưng không có đầy đủ cơ sở để tiếp tục triển khai các thủ tục tiếp theo cũng như triển khai thi công xây dựng;

Hàng loạt các vướng mắc khi triển khai công tác đền bù, giải phóng mặt bằng do tình hình an ninh chính trị một số địa phương không thuận lợi… cũng như trình tự thủ tục đầu tư rườm rà, không nhất quán tại một số địa phương cũng khiến tiến độ thực hiện một số dự án bị chậm trễ;

Việc chưa chủ động tháo gỡ vướng mắc, chậm tham mưu đề xuất hướng giải quyết các dự án đã trình hồ sơ bổ sung quy hoạch từ tháng 5/2018 khiến các Nhà đầu tư lâm vào tình thế tiến thoái lưỡng nan, bế tắc.

Điều đáng nói là thời điểm Luật Quy hoạch có hiệu lực từ ngày 01/01/2019 đã làm trầm trọng thêm tình hình và các dự án chưa được bổ sung quy hoạch buộc phải dừng triển khai hoàn toàn. Đến ngày 02/12/2019 (tức là sau gần 01 năm), Chính phủ mới có Nghị quyết số 110/NQ-CP về việc ban hành Danh mục các quy hoạch được tích hợp vào quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 59 Luật Quy hoạch để tháo gỡ những vướng mắc trong công tác điều chỉnh, bổ sung quy hoạch. Việc này đã khiến hàng trăm dự án “bị treo” để chờ quy hoạch và các nhà đầu tư phải tiếp tục chờ đợi với mong muốn có thể giảm thiểu những tổn thất sau khi quyết định đầu tư vào điện mặt trời.

Trong báo cáo gửi Quốc hội mới đây, Bộ Công Thương cũng cảnh báo về nguy cơ thiếu hụt điện trong thời gian tới do việc chậm tiến độ của các dự án điện.

Trước tình hình đó, các tỉnh đang có nhiều doanh nghiệp đầu tư lĩnh vực năng lượng tái tạo như Bình Thuận và Ninh Thuận đã có một số đề xuất một số giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, đồng thời tạo môi trường tốt để các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo.

Cụ thể, các tỉnh và nhà đầu tư cùng chung quan điểm giao Bộ Công thương thực hiện các thủ tục bổ sung Quy hoạch dự án theo quy định và hướng dẫn tại Nghị Quyết số 110/NQ-CP ngày 2/12/2019. Đồng thời, cho phép dự án thực hiện cơ chế phát triển điện mặt trời theo giá mua điện đã được Bộ Công thương đề xuất (FIT).

Từ đề xuất xã hội hóa hạ tầng của EVN bởi tình trạng hạ tầng quá tải, các tỉnh và các doanh nghiệp đang đầu tư NLTT tỏ ra hào hứng và sẵn sàng chung tay cùng Tập đoàn Điện lực, Bộ Công thương và Chính phủ nhằm tháo gỡ sự quá tải trầm trọng của hạ tầng lưới điện hiện nay.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Doanh nghiệp năng lượng tái tạo gặp khó bởi hành lang pháp lý
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO