Lãi suất cho vay tăng làm tăng chi phí cho phần lớn các doanh nghiệp, nhưng có một nhóm doanh nghiệp được hưởng lợi từ động thái này của các ngân hàng.
Cái tên được nhắc tới ở đây là nhóm doanh nghiệp bảo hiểm, một ngành hiện đang có rào cản gia nhập rất lớn giúp tạo ra lợi thế cạnh tranh gần như tuyệt đối cho các doanh nghiệp đi trước và đầu ngành. Cụ thể: Thứ nhất, yêu cầu về vốn đối với các doanh nghiệp trong ngành này rất cao. Thứ hai, việc xin giấy phép thành lập doanh nghiệp bảo hiểm mới rất khó khăn. Bằng chứng là số lượng doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam từ 2011 đến nay hầu như không thay đổi.
Bên cạnh đó, mức độ cạnh tranh trong ngành bảo hiểm hiện tại đã rất lớn, khi 10 doanh nghiệp top đầu nắm giữ tới 79% thị phần, hơn 20 doanh nghiệp còn lại chia nhau 21%.
Trong các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ, 6 nghiệp vụ lớn chiếm tới 95% doanh thu phí bảo hiểm gốc, trong đó: Xe cơ giới chiếm 32%, Sức khỏe chiếm 29,4%, Tài sản và thiệt hại chiếm 14,4%. Trong đó bảo hiểm sức khỏe tăng trưởng mạnh nhất với mức tăng 25% trong 6 tháng đầu năm 2018. Bảo hiểm xe cơ giới giảm mạnh trong 2017 và 6 tháng đầu 2018 do lượng tiêu thụ ô tô giảm mạnh trong cùng thời gian này.
Có thể bạn quan tâm
04:01, 07/12/2018
11:01, 02/12/2018
07:15, 20/11/2018
05:59, 08/07/2017
10:56, 21/06/2017
20:50, 15/10/2016
Với bảo hiểm nhân thọ, sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư tăng rất mạnh: 41% trong 2017 và 52,6% trong 6 tháng đầu 2018, trong khi bảo hiểm hỗn hợp đang tăng chậm lại.
So với nền kinh tế, ngành tài chính – ngân hàng- bảo hiểm đang có mức tăng trưởng nhanh hơn GDP, trong đó ngành bảo hiểm đóng góp ngày càng lớn. Doanh thu ngành bảo hiểm tăng trưởng với tốc độ 19%/năm từ 2011-2017, trong đó bảo hiểm phi nhân thọ tăng 13%/năm, bảo hiểm nhân thọ tăng 27%/năm. Trong khi đó, nhu cầu của thị trường còn rất lớn, là tiềm năng tăng trưởng mạnh cho các năm tới khi hiện tại chi tiêu cho bảo hiểm chỉ chiếm 2,1% thu nhập hàng năm/người của người dân Việt Nam.
Tốc độ tăng trưởng là vậy nhưng tỷ lệ lãi từ hoạt động bảo hiểm của các doanh nghiệp lại rất thấp, thậm chí lỗ nhẹ khi tỷ lệ kết hợp (tỷ lệ bồi thường +tỷ lệ chi phí) >100%. Vậy lãi của các doanh nghiệp bảo hiểm đến từ đâu? Câu trả lời nằm ở những khoản đầu tư tài chính, bởi lợi nhuận tài chính chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng lợi nhuận trước thuế của các doanh nghiệp bảo hiểm. Đơn cử như Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt (MCK: BVH) đã có được tỷ lệ lợi nhuận tài chính/lợi nhuận trước thuế lên đến hơn 500%.Trên thực tế, các công ty bảo hiểm chủ yếu đầu tư vào những tài sản có rủi ro thấp như trái phiếu chính phủ và gửi ngân hàng. Theo đó, lãi suất huy động của ngân hàng càng tăng, thì các doanh nghiệp bảo hiểm càng có lợi.