Khảo sát của JETRO cho thấy các công ty Nhật Bản đã triển khai nhiều hoạt động để đáp ứng với xu hướng kinh tế mới, trong đó chọn Việt Nam để sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng.
>>>Thủ tướng: Thành công của các nhà đầu tư cũng là thành công của Việt Nam
Phát biểu tại hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, ông Nakajima Takeo - Trưởng đại diện Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tại Hà Nội cho biết, sau hơn hai năm xảy ra đại dịch, nền kinh tế toàn cầu vẫn đang gặp phải nhiều thách thức về địa chính trị rất lớn. Dòng vốn FDI của Nhật Bản trên thế giới chỉ tăng trưởng 3% vào năm 2021 và đã giảm xuống còn có 49% trong nửa đầu năm 2022.
Tuy nhiên, trong các đối tác hàng đầu về đầu tư của Nhật Bản, Việt Nam đã tăng trưởng ấn tượng, hơn 59% vào năm 2021 và hơn 45% năm 2022. Kết quả khảo sát của JETRO năm ngoái cho thấy 55% doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam đang có kế hoạch mở rộng hoạt động. Đây là con số cao nhất trong các nước ASEAN. Các doanh nghiệp Nhật Bản có kế hoạch tập trung nhiều hơn vào sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng tại Việt Nam, thay vì Nhật Bản, Trung Quốc và các nước láng giềng ASEAN.
Một cuộc khảo sát khác của JETRO được thực hiện với hơn 1.700 công ty mẹ của các công ty Nhật Bản cho thấy Việt Nam xếp thứ hai trong hạng mục câu trả lời "là nơi mà các quốc gia muốn mở rộng đầu tư" bên cạnh Hoa Kỳ.
Kỳ vọng vào Việt Nam hiện nay rất cao. Đó là các công ty FDI đang mong muốn theo dõi diễn biến chính sách của Việt Nam; những biến đổi rất mạnh trong chuỗi cung ứng cho thấy cần sự đa dạng hóa về mặt mạng lưới.
Ông Nakajima Takeo cũng thông tin về những hoạt động của các công ty Nhật Bản để đáp ứng với xu hướng kinh tế mới. JETRO đã đa dạng hóa các nguồn mua sắm để khắc phục tình trạng thiếu nguồn cung và lạm phát; không ngừng hợp tác với Bộ Kế hoạch và Đầu tư triển khai các hoạt động hỗ trợ nhà đầu tư tìm kiếm các đối tác địa phương đáng tin cậy
“Chúng tôi bảo đảm hiệu quả sản xuất để giảm chi phí năng lượng và giới thiệu những công cụ khác để có thể tiết kiệm được năng lượng; sử dụng năng lượng mặt trời và năng lượng sinh khối” - ông Nakajima Takeo chia sẻ.
Theo đánh giá của Trưởng đại diện JETRO tại Hà Nội, ngày càng nhiều hơn các nhà quản lý, giám đốc và giám đốc điều hành của các công ty Nhật Bản là người Việt Nam. Các doanh nghiệp đã sử dụng công cụ số để giải quyết vấn đề thiếu nhân công và chi phí tăng cao. Năm 2021, các công ty vốn mạo hiểm, những công ty có chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo Việt Nam đã thu hút hơn 1,4 tỷ USD vốn đầu tư. Các công ty lớn cũng đang hướng tới chuyển đổi số và các hợp tác chuyển đổi số.
Tuy nhiên, những đấu thầu của Việt Nam do các doanh nghiệp Nhật chiếm 37% trong các quốc gia ASEAN. Các doanh nghiệp FDI vẫn đang tiếp tục tuyển dụng và mở rộng nhưng một số công ty FDI cắt giảm kế hoạch đầu tư của họ do tình trạng thiếu công nhân. Do đó, theo ông Nakajima Takeo sẽ rất hữu ích nếu chính quyền địa phương khuyến khích đào tạo công nhân và cung cấp chỗ ở, phương tiện đi lại.
Bên cạnh đó, sự bất ổn về năng lượng, nguồn cung cấp điện thiếu ổn định sẽ không bảo đảm chắc chắn trong sản xuất. Nguồn cung cấp điện năng càng trở nên quan trọng hơn đối với hoạt động sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng.
Nhận thấy chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo là rất quan trọng, JETRO đang rất cần những trung tâm về logistic cũng như là các trung tâm dữ liệu.
Có thể bạn quan tâm
Long An thúc đẩy hợp tác đầu tư với doanh nghiệp Nhật Bản
17:28, 23/08/2022
Tỉnh Hòa Bình thúc đẩy hợp tác thương mại với doanh nghiệp Nhật Bản
15:41, 26/07/2022
Đà Nẵng: Doanh nghiệp Nhật Bản đưa khách sạn tại dự án trăm triệu USD vào hoạt động
10:50, 08/06/2022
Hải Dương: Tạo cơ chế để thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp Nhật Bản
13:08, 30/05/2022
Hà Nội: Doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư 300 triệu USD sản xuất linh kiện ngành công nghiệp
17:03, 18/03/2022
Thị trường bán lẻ Việt Nam hấp dẫn các doanh nghiệp Nhật Bản
16:00, 06/11/2020