Doanh nghiệp Việt Nam chưa có được một cuộc “kết hôn” thật sự với doanh nghiệp FDI

Diendandoanhnghiep.vn Đó là nhận định của TS. Vũ Tiến Lộc tại Diễn đàn "Hỗ trợ đầu tư và tổng kết Chuỗi sự kiện xúc tiến đầu tư năm 2022: Nhà đầu tư tìm kiếm gì từ thị trường TP.HCM".

>>>Tận dụng “cú hích” từ đầu tư FDI

Các đại biểu và doanh nghiệp tham dự Diễn đàn - Ảnh: Đình Đại.

Các đại biểu và doanh nghiệp tham dự Diễn đàn - Ảnh: Đình Đại.

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, TS. Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), Đại biểu Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho biết, vào năm 1987, chỉ sau một năm đổi mới toàn diện đất nước thông qua việc chuyển từ nền kinh tế tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Đầu tư nước ngoài. TS.Vũ Tiến Lộc đánh giá, đây là một điều đặc sắc trên thế giới. Bởi không có một quốc gia nào mà Luật Đầu tư trong nước, Luật Doanh nghiệp tư nhân lại ra đời sau Luật Đầu tư nước ngoài.

“Điều này cho thấy tầm nhìn của những nhà hoạch định chính sách ở Việt Nam lúc đó đã muốn dùng đầu tư nước ngoài như một điểm đột phá để thay đổi tư duy và thúc đẩy kinh tế Việt Nam. Đây cũng là một chủ trương đúng đắn và mở cửa nền kinh tế thu hút đầu tư nước ngoài ở Việt Nam là một trong những động lực quan trọng nhất trong tăng trưởng phát triển của Việt Nam trong thời gian qua”, TS. Vũ Tiến Lộc đánh giá.

Đánh giá về những thành quả trong việc thu hút FDI tại Việt Nam, TS. Vũ Tiến Lộc cho biết, trải qua hơn 1/3 thế kỷ, Việt Nam đã trở thành một trong những nền kinh tế dẫn đầu trên thế giới về thu hút FDI, trở thành 1 trong 20 nền kinh tế có thu hút đầu tư FDI lớn nhất. Đặc biệt, trong bối cảnh khó khăn hiện nay, các dòng đầu tư FDI đang giảm sút, nhưng Việt Nam vẫn tăng trưởng FDI một cách có triển vọng.

Theo đó, khối FDI đã tạo ra trên 50% sản lượng công nghiệp trên toàn quốc và tạo ra trên 70% giá trị xuất khẩu của Việt Nam và đưa Việt Nam tham gia vào sân chơi toàn cầu và các chuỗi cung ứng toàn cầu, góp phần tạo nguồn thu ngân sách của Chính phủ. Đồng thời, tạo ra công ăn việc làm cho hàng triệu người lao động và góp phần đáng kể vào công cuộc thoát nghèo vĩ đại của Việt Nam, trong việc dịch chuyển hàng chục triệu lao động Việt Nam từ khu vực nông nghiệp năng xuất thấp sang khu vực công nghiệp dịch vụ với năng xuất cao.

TS. Vũ Tiến Lộc cho rằng, chúng ta chưa thực sự có được một cuộc “kết hôn” giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài để cùng tiến vào các chuỗi cung ứng toàn cầu - Ảnh: Đình Đại.

TS. Vũ Tiến Lộc cho rằng, chúng ta chưa thực sự có được một cuộc “kết hôn” giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài để cùng tiến vào các chuỗi cung ứng toàn cầu - Ảnh: Đình Đại.

Bên cạnh đó, FDI cũng đã mang các sản phâm Made in Việt Nam ra thế giới. Thế giới cũng biết đấn Việt Nam nhiều hơn thông qua những thương hiệu hàng đầu được sản xuất tại Việt Nam và xuất khẩu ra thế giới.

“Đó là những thành tựu to lớn mà FDI đã mang lại cho Việt Nam. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã chọn Việt Nam là quê hương thứ hai và gắn bó lâu dài với đất nước của chúng ta”, TS. Vũ Tiến Lộc chia sẻ.

Mặc dù FDI đã mang đến những thành tựu rất quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, TS. Vũ Tiến Lộc cho rằng, trong hơn 1/3 thế kỷ qua, nền công nghiệp của Việt Nam với sự trợ giúp và tham gia của 50% cộng đồng doanh nghiệp FDI, nhưng về căn bản chỉ mới dừng lại ở trình độ lắp ráp, gia công, giá trị gia tăng không lớn. Đặc biệt, đã không kết nối được với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở trong nước, mà tồn tại như những ốc đảo.

>>>Dấu ấn ABAC III: “Tạo sóng” thu hút đầu tư FDI vào Việt Nam

“Người ta nói nhiều đến nền kinh tế 2 tốc độ, ở Việt Nam chính là tốc độ của khu vực FDI và khu vực kinh tế trong nước, hai tốc độ này không bắt nhịp được với nhau và chúng ta chưa thực sự có được một cuộc “kết hôn” giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài để cùng nhau tiến sâu vào các chuỗi cung ứng toàn cầu”, TS.Vũ Tiến Lộc đánh giá.

Theo ông Lộc, các nhà doanh nghiệp Việt Nam rất khó tham gia vào các chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp FDI, không cung ứng được các nguyên liệu vật tư, phụ tùng cần thiết cho doanh nghiệp FDI. Họ rất khó tìm được các nhà cung ứng ở Việt Nam, do các nhà cung ứng của Việt Nam không đáp ứng được những tiêu chuẩn cần thiết và những công nghệ cần thiết để có thể trở thành nhà cung ứng cho các doanh nghiệp FDI. Do đó, phần lớn các nguyên liệu, vật tư vẫn phải nhập từ nước ngoài.

Diễn đàn thu hút hơn 200 doanh nghiệp trong và ngoài nước tham dự - Ảnh: Đình Đại.

Diễn đàn thu hút hơn 200 doanh nghiệp trong và ngoài nước tham dự - Ảnh: Đình Đại.

Nhận định về cơ hội của Việt Nam trong việc thu hút đầu tư FDI, TS. Vũ Tiến Lộc cho rằng, Việt Nam hiện đang đứng trước làn sóng FDI thứ ba, với kỳ vọng sẽ tạo nên bước đột phá để chúng ta có thể bứt phá vươn lên.

Ông cho rằng, ngoài lợi thế về nguồn lao động, về quy mô thị trường, sự ổn định về Chính trị xã hội, Việt Nam còn có lợi thế về vị trí địa chính trị, vị trí địa kinh tế rất thuận lợi, kết nối với các nền kinh tế trên thế giới. Đồng thời, Việt Nam cũng có một thị trường xuất khẩu rộng lớn, có các FTA thế hệ mới.

Đặc biệt, hiện nay, khi tình hình chiến tranh, dịch bệnh và biến đổi khí hậu, các tập đoàn xuyên quốc gia đang trong quá trình tái cấu trúc lại các chuỗi cung ứng theo hướng an toàn hơn, hiệu quả hơn, nâng cao được khả năng chống chịu. Do đó, đang có làn sóng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang các nước ASEAN và Việt Nam đã trở thành điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư nước ngoài trong làn sóng dịch chuyển FDI này.

“Có thể nói rằng, trong những năm qua, Việt Nam đã có nhiều cố gắng và nỗ lực để hội nhập với nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa chuẩn bị thật tốt về mặt nhân lực, về cơ sở hạ tầng, về mặt thể chế để thực sự nâng cấp Việt Nam phát triển với chất lượng và giá trị gia tăng lớn để trở thành một đất nước phát triển. Và rõ ràng là chúng ta đã bỏ lỡ rất nhiều cơ hội”, TS Vũ Tiến Lộc nhìn nhận.

Đồng thời, ông cho rằng, Việt Nam cần một giai đoạn mới của sự hợp tác đầu tư, hướng tới công đoạn cao hơn của chuỗi giá trị cung ứng. Điều này phù hợp cả với các doanh nghiệp FDI và của Việt Nam.

“Nghị quyết 50-NQ/TW năm 2019 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030 đã xác định rất rõ về việc cần phải có một sự đột phá về định hướng thu hút đầu tư trong thời gian tới, hướng tới một làn sóng đầu tư nước ngoài có chất lượng cao hơn và Hà Nội, TP.HCM phải là những địa phương đi đầu trong làn sóng này”, TS. Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Doanh nghiệp Việt Nam chưa có được một cuộc “kết hôn” thật sự với doanh nghiệp FDI tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713399172 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713399172 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10