Đòn bẩy phục hồi ngành hàng không

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 11/09/2021 04:00

Hộ chiếu sức khỏe điện tử (IATA Travel Pass) được kỳ vọng sẽ là đòn bẩy góp phần phục hồi ngành hàng không.

IATA Travel Pass được Hiệp hội Hàng không Quốc tế (IATA) triển khai nhằm chứng nhận điều kiện sức khỏe cho mỗi hành khách bay quốc tế trong bối cảnh đại dịch COVID-19.

 Vân Đồn vừa đón chuyến bay đầu tiên thí điểm đón khách có IATA Travel Pass.

Vân Đồn vừa đón chuyến bay đầu tiên thí điểm đón khách có IATA Travel Pass.

Xu thế tất yếu

Chứng nhận tiêm chủng vaccine và kết quả xét nghiệm âm tính là điều kiện quan trọng để mọi người có thể hoạt động trong tất cả các lĩnh vực. Đối với ngành hàng không, điều kiện này càng trở nên quan trọng hơn khi nhiều hãng hàng không đã bị kiệt quệ vì dịch bệnh.

Ứng dụng IATA Travel Pass cho phép tích hợp hồ sơ xét nghiệm và tiêm vaccine của hành khách để các hãng hàng không có thể truy xuất kết quả xác nhận đủ điều kiện bay hay không.

Thực ra, cách thức này cũng là một dạng của “hộ chiếu vaccine”. Vì vậy, áp dụng IATA Travel Pass đến mức độ nào còn phụ thuộc vào tỷ lệ tiêm vaccine của mỗi quốc gia.

Singapore là quốc gia tiên phong ở Đông Nam Á áp dụng IATA Travel Pass. Sau đó, hơn 20 hãng hàng không khác, bao gồm Emirates, Qatar Airways, Malaysia Airlines… cũng đang trong quá trình thử nghiệm.

IATA Travel Pass chỉ phát huy hiệu quả khi các nước cùng nhau chuyển sang quan điểm “sống chung với dịch bệnh”. Bởi vì, nếu dùng phương pháp cũ, tức là phải cách ly tại điểm đến thì không giải quyết được mấu chốt tận cùng vấn đề.

Vaccine và hơn thế nữa!

Đến nay, Việt Nam chỉ mới triển khai tiêm 21 triệu liều vaccine mũi 1, trong khi số người được tiêm 2 mũi vaccine mới chỉ chiếm 3% dân số. So với Châu Âu và các nước Châu Á khác đã mở cửa nền kinh tế, tỷ lệ tiêm vaccine của Việt Nam còn kém xa. Do đó, chúng ta không thể mạo hiểm khi chưa đủ miễn dịch cộng đồng, nếu vội vàng sẽ gây tác dụng ngược.

Tuy nhiên, nếu không theo kịp các nước trong việc đẩy mạnh triển khai tiêm vaccine, thì không chỉ ngành hàng bị không thiệt hại nặng nề hơn, mà còn kéo theo nhiều ngành dịch vụ khác, nhất là du lịch, lún sâu hơn vào khó khăn. Ngoài ra, hình ảnh Việt Nam trên thị trường quốc tế cũng sẽ bị xấu đi, thậm chí các doanh nghiệp FDI cũng không đủ kiên nhẫn chờ đợi chúng ta.

Mặc dù vậy, ở Việt Nam, hiện đã có Vietnam Airlines, Vietjet Air và Bamboo Airways tiên phong thử nghiệm ứng dụng IATA Travel Pass. Dĩ nhiên, số lượng hành khách sẽ bị giới hạn.

Đây không chỉ là giải pháp “sống chung với dịch” mà còn là bước ngoặt số hóa mạnh mẽ ngành hàng Việt Nam. Phương thức này buộc phải chia sẻ dữ liệu- một loại tài sản quý giá hiện nay, tức là nâng cao cấp độ hợp tác.

Về lâu dài, ngoài vaccine, là yêu cầu hiện đại hóa hạ tầng số trong ngành hàng không, quy tắc bảo mật, bảo vệ dữ liệu khách hàng, vì đối thủ có thể tận dụng dữ liệu để cạnh tranh với hàng không nội địa ngay chính trên sân nhà mình.

Có thể bạn quan tâm

  • Điện khí hóa ngành hàng không

    Điện khí hóa ngành hàng không

    10:00, 18/08/2021

  • Ngành hàng không đang cần

    Ngành hàng không đang cần "trợ thở"

    05:00, 03/08/2021

  • Ngành hàng không năm 2021 và những yếu tố tác động đáng chú ý

    Ngành hàng không năm 2021 và những yếu tố tác động đáng chú ý

    11:00, 23/03/2021

  • Triển vọng ngành hàng không 2021: Lợi nhuận phục hồi nhưng vẫn lỗ

    Triển vọng ngành hàng không 2021: Lợi nhuận phục hồi nhưng vẫn lỗ

    05:00, 01/03/2021

  • Ngành hàng không có thể phục hồi vào nửa cuối năm 2021

    Ngành hàng không có thể phục hồi vào nửa cuối năm 2021

    04:00, 19/01/2021

  • Ngành hàng không tiếp tục ảm đạm vì COVID

    Ngành hàng không tiếp tục ảm đạm vì COVID

    23:31, 18/01/2021

  • “Lối thoát” nào cho Vietnam Airlines: Hỗ trợ ngành hàng không để phục hồi kinh tế

    “Lối thoát” nào cho Vietnam Airlines: Hỗ trợ ngành hàng không để phục hồi kinh tế

    20:10, 11/11/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Đòn bẩy phục hồi ngành hàng không
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO