Đơn hàng của doanh nghiệp khởi sắc, nông nghiệp xuất siêu 3,36 tỷ USD

THY HẰNG 31/03/2024 10:38

Quý I/2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 13,53 tỷ USD, tăng 21,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất siêu 3,36 tỷ USD tăng 96,5%.

>>>Doanh nghiệp xuất khẩu nông sản "giữ" sự phục hồi bền vững

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, quý I/2024, tốc độ tăng giá trị sản xuất nông lâm thuỷ sản ước khoảng 2,9 - 3%, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 13,53 tỷ USD, tăng 21,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất siêu 3,36 tỷ USD tăng 96,5%.

Quý I/2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 13,53 tỷ USD, tăng 21,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất siêu 3,36 tỷ USD tăng 96,5%.

Quý I/2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 13,53 tỷ USD, tăng 21,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất siêu 3,36 tỷ USD tăng 96,5%.

Ông Trần Văn Tú, Giám đốc Kinh doanh, Công ty Cổ phần chế biến và xuất khẩu Nông sản Việt cho biết, so với năm ngoái, tín hiệu thị trường tốt hơn, hiện tại công ty vẫn đang duy trì khách hàng truyền thống, phát triển khách hàng mới, công ty tuyển công nhân, trang bị máy móc làm sao hiệu quả sản xuất tăng lên, mục tiêu năm nay tăng trưởng khoảng 10% so với năm ngoái.

Cũng có những tín hiệu khởi sắc đơn hàng, bà Nguyễn Thị Thạo, Phó Giám đốc công ty cổ phần Yến sào VN Nam Khánh Nest cho biết: “Đầu năm 2024 đơn hàng xuất đi Trung Quốc tăng lên gấp 10 lần, chúng tôi đang tăng ca sản xuất đảm bảo tiến độ giao hàng, năm nay chúng tôi cũng chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, từ đó mở rộng thị trường, mục tiêu doanh thu cao hơn năm ngoái từ 10 – 15%".

Ghi nhận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tháng 3/2024, toàn ngành xuất khẩu đạt 4,85 tỷ USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó, nông sản chính 2,75 tỷ USD (tăng 31,1% so T3/2023), lâm sản chính 1,22 tỷ USD (giảm 0,3%), thủy sản 653 triệu USD (giảm 14,6%), chăn nuôi 43,6 triệu USD (tăng 8,3%), đầu vào sản xuất 173 triệu USD (tăng 0,2%).

Ba tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản ước đạt 13,53 tỷ USD, tăng 21,8% so với cùng kỳ năm ngoái; xuất siêu 3,36 tỷ USD tăng 96,5%. Đóng góp vào kết quả này có: Nông sản 7,46 tỷ USD, tăng 31,1%; lâm sản 3,61 tỷ USD, tăng 18,8%; thủy sản 1,86 tỷ USD, tăng 1,9%; chăn nuôi 113 triệu USD, tăng 4,8%; đầu vào sản xuất 481 triệu USD, tăng 8,3%.

Đã có 4 mặt hàng có giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD gồm: Gỗ 2,32 tỷ USD (tăng 26,8%); rau quả 1,23 tỷ USD (tăng 25,8%); gạo 1,37 tỷ USD (tăng 40% với lượng 2,07 triệu tấn, tăng 12%); cà phê 1,9 tỷ USD (tăng 54,2% với lượng 799 nghìn tấn, tăng 44,4%).

Nhiều mặt hàng có giá xuất khẩu bình quân trong quý I/2024 tăng. Cụ thể, giá gạo xuất khẩu bình quân đạt 661 USD/tấn, tăng 5%; giá cà phê xuất khẩu bình quân 2.373 USD/tấn, tăng 6,8%; giá cao su xuất khẩu bình quân đạt 1.462 USD/tấn, tăng 5,1%; giá hạt tiêu xuất khẩu bình quân đạt 4.153 USD/tấn, tăng 35,6%.

Riêng giá xuất khẩu bình quân hạt điều đạt 5.329 USD/tấn, giảm 8,6%; giá xuất khẩu bình quân chè 1.616 USD/tấn, giảm 2,2%; giá xuất khẩu bình quân phân bón đạt 412 USD/tấn, giảm 9,1%…

Về thị trường, Trung Quốc, Hoa Kỳ và Nhật Bản tiếp tục là 3 thị trường xuất khẩu lớn nhất. Trong đó, giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm 20,2%, tăng 18,3%; Hoa Kỳ chiếm 19,9%, tăng 28,3% và Nhật Bản chiếm 7%, tăng 4,6%. 

>>>"Đòn bẩy" phát triển nông nghiệp

Cũng theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong tháng 3/2024, giá các mặt hàng nông sản không có biến động lớn. Giá lúa tiếp tục giảm ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long; thị trường trái cây giảm so với tháng trước do cầu tiêu thụ giảm; giá lợn hơi có tín hiệu tốt khi giá có xu hướng tăng ở cả 3 miền (tăng trung bình 1.000 - 2.000 đồng/kg); giá tôm thẻ chân trắng (loại 55 con/kg) là 160.556 đồng/kg (giảm 5,6% so với tháng trước); giá cá tra là 28.000 đồng/kg, (tăng 4,5% so với tháng trước).

Đã có 4 mặt hàng có giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD gồm: Gỗ 2,32 tỷ USD (tăng 26,8%); rau quả 1,23 tỷ USD (tăng 25,8%)

Rau quả là một trong 4 mặt hàng có giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD.

Tỷ lệ mẫu thực phẩm nông lâm thủy sản được giám sát đạt yêu cầu 99,6%, tăng 2,1% so cùng kỳ năm ngoái; tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh được chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đạt 99,4%, giảm 0,2; tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản ký cam kết tuân thủ quy định an toàn thực phẩm đạt 92%, tăng 3%.

Bên cạnh kết quả đạt được, sản xuất nông nghiệp trong quý I/2024 vẫn tồn tại hạn chế: Thị trường chăn nuôi trầm lắng kéo dài, tình hình buôn lậu vật nuôi qua biên giới phức tạp khiến ngành chăn nuôi tăng trưởng không cao; vẫn xảy ra tình trạng phá rừng; thời tiết diễn biến bất thường, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh nông - lâm - thủy sản…

Để nông nghiệp tiếp tục tăng trưởng và đạt mục tiêu đề ra, trong tháng 4 và các tháng tiếp theo, các địa phương cần theo dõi sát tình hình thế giới, tình hình biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn trong nước, nguồn cung hàng hóa trong tháng 4 và quý II/2024 có nhiều sản phẩm vào vụ thu hoạch nên cần có thị trường tiêu thụ.

Mục tiêu quý II/2024, toàn ngành đạt mức tăng trưởng giá trị gia tăng 3,37% và phấn đấu tổng kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản 14-14,5 tỷ USD. 

Theo đó, các địa phương cần xây dựng kế hoạch sản xuất cụ thể, đặc biệt là kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa; phát triển thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu; theo dõi nắm bắt tình hình giá cả, nguồn cung mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu; thúc đẩy chế biến tiêu thụ nông sản vào vụ thu hoạch.

Có thể bạn quan tâm

  • Cấp thiết định vị thương hiệu nông sản Việt

    16:02, 28/03/2024

  • Khát vọng nâng tầm giá trị nông sản Quảng Ninh

    02:00, 26/03/2024

  • Doanh nghiệp xuất khẩu nông sản "giữ" sự phục hồi bền vững

    08:21, 01/03/2024

  • Nông sản chưa vào thị trường châu Âu thoải mái từ rào cản nào?

    04:00, 19/02/2024

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Đơn hàng của doanh nghiệp khởi sắc, nông nghiệp xuất siêu 3,36 tỷ USD
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO