Từ khhi chương trình khởi nghiệp Quốc gia được khởi động, nhiều thanh niên là người dân tộc thiểu số khu vực Tây Nguyên đã được hỗ trợ tập huấn kiến thức khởi nghiệp với nền tảng marketing số.
>>Hệ sinh thái khởi nghiệp miền Trung - Tây Nguyên: Liên kết để hỗ trợ
Sau khi được định hướng khởi nghiệp, A Mĩm trú tại làng Kon Jơ Dri xã Đăk Rơ Wa đã chọn cho mình một hướng đi là khởi nghiệp làm du lịch. Sau gần 1 năm, mô hình homestay Y Maih của A Mĩm đã trở thành điểm sáng du lịch cộng đồng ở thành phố Kon Tum.
Tỉnh Kon Tum là địa phương có tài nguyên văn hoá và nông nghiệp phong phú. Do đó khởi nghiệp từ nền tảng này là lựa chọn hàng đầu của thanh niên trong tỉnh. Từ đầu năm đến nay đã mở được gần 10 lớp tập huấn kiến thức khởi nghiệp cho đoàn viên thanh niên. Trong đó chú trọng đến các địa phương vùng sâu vùng xa như huyện Ia H’Drai, huyện Đăk Glei. Tỉnh đoàn Kon Tum cũng cho biết trong năm 2023 sẽ hỗ trợ khởi nghiệp cho 15 ý tưởng, mô hình khởi nghiệp hay. Nhằm thúc đẩy nhận thức của đoàn viên thanh niên về tầm quan trọng của khởi nghiệp trong phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh. Phát triển phong trào và tinh thần khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh trong thanh niên dân tộc thiểu số dựa trên tiềm năng, thế mạnh và nguồn tài nguyên sẵn có tại địa phương. Vai trò của đoàn viên thanh niên trong phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo.
Theo kế hoạch số 1233/KH-UBND về tổ chức các hoạt động khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng dân tộc thiểu số, tỉnh Kon Tum yêu cầu tạo môi trường thuận lợi để thúc đẩy khởi nghiệp, kinh doanh. Tiến sĩ Ngô Hoàng Anh – Trưởng khoa Nhà nước và Pháp luật Trường Chính trị, giảng viên Chương trình khởi nghiệp của tỉnh Kon Tum cho hay “bạn trẻ Kon Tum ham học hỏi lắm, điều này thuận lợi cho việc khởi nghiệp. Địa phương giàu tiềm năng về tài nguyên nông nghiệp, nên các bạn trẻ cũng có nhiều lựa chọn cho mô hình ý tưởng của mình.”
>>Thanh niên 9X khởi nghiệp thành công với mô hình nuôi hươu sao
Ngoài Kon Tum, các tỉnh còn lại như Gia Lai, Lâm Đồng, Đắk Nông, Đắk Lắk cũng có nhưng chương trình hỗ trợ khởi nghiệp cho thanh niên. Nhận xét về khởi nghiệp của địa phương mình, ông Nguyễn Tuấn Hà – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk cho hay, “Các chương trình, hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong thời gian qua được coi là bước tiến thể hiện quyết tâm xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại tỉnh ta, đồng thời từng bước thúc đẩy kết nối với hệ sinh thái đổi mới sáng tạo quốc gia và liên kết với quốc tế. Tạo nền tảng để tiến tới đột phá và phát triển bền vững kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn mới.”
Hầu hết các tỉnh đều có cách thức chung là giúp người khởi nghiệp tiếp cận kiến thức quản trị, sản xuất, phát triển và marketing. Tuy nhiên do điều kiện của mỗi tỉnh mà quỹ hỗ trợ khởi nghiệp có sự khác nhau nên việc tiếp cận quỹ khởi nghiệp cũng có sự khác nhau dành cho người khởi sự. Dù có như thế nào, các tỉnh Tây Nguyên vẫn sát cánh cùng thanh niên, người khởi nghiệp. Như trong lần đối thoại với thanh niên, ông Trần Văn Hiệp - Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng nói “tỉnh sẽ luôn khuyến khích, tạo điều kiện, hướng dẫn, định hướng, tư vấn về hướng đi, hỗ trợ về kỹ thuật, vốn, tìm kiếm thị trường và luôn là người đồng hành cùng với thanh niên trên con đường lập thân, lập nghiệp.”
Mỗi tỉnh trong khu vực đã và đang hoàn thiện dần hệ sinh thái khởi nghiệp giúp thanh niên, người khởi nghiệp tự tin trong sản xuất, kinh doanh góp phần vào nhiệm vụ phát triển kinh tế của địa phương./.
Có thể bạn quan tâm
Đẩy mạnh kết nối doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm hỗ trợ cộng đồng Khởi nghiệp
11:16, 24/08/2023
Nghệ An giao 100% cán bộ đoàn chuyên trách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp
03:56, 22/08/2023
Thách thức Net Zero: Tìm kiếm các dự án khởi nghiệp chống biến đổi khí hậu tại Việt Nam
01:18, 22/08/2023
Hệ sinh thái khởi nghiệp miền Trung - Tây Nguyên: Liên kết để hỗ trợ
08:51, 23/08/2023