15 FTA đang thực thi, trong đó có nhiều FTA thế hệ mới với các thị trường khó tính, tiêu chuẩn cao được đánh giá là động lực quan trọng cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa trong năm 2023.
>>>Việt Nam và Pháp có nhiều cơ hội đẩy mạnh đầu tư và xuất khẩu
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, chỉ số chỉ số sử dụng lao động sau khi tăng liên tục từ tháng 1/2022 đến tháng 8/2022 đã bắt đầu giảm mạnh kể từ tháng 9/2022. Chỉ số sử dụng lao động giảm tốc mạnh có nguyên nhân chính từ sự sụt giảm về đơn hàng ở thị trường xuất khẩu. Chỉ số này giảm xuống ở hầu hết các ngành nhưng giảm mạnh nhất là ngành chế biến chế tạo, từ 25,1% tháng 8/2022 xuống còn 6,3% vào tháng 11/2022.
Thực tế cũng cho thấy, sự sụt giảm về số lượng đơn hàng và lượng xuất khẩu đối với các mặt hàng chủ lực của Việt Nam, như dệt may, da giày, gỗ,…đã bắt đầu từ cuối năm 2022 và nhiều khả năng tiếp diễn trong năm 2023.
Cùng với đó, tình trạng thiếu nguyên liệu đầu vào cho các ngành xuất khẩu như may mặc và da giày có thể chưa được giải quyết triệt để vào năm 2023 cũng là một hạn chế cho xuất khẩu năm 2023.
Chuyên gia đánh giá, nguyên nhân của tình trạng này đến từ lạm phát toàn cầu gia tăng, đặc biệt là ở châu Âu (EU) và Mỹ - hai thị trường xuất siêu của Việt Nam. Cùng với đó là các đợt tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), xung đột Nga - Ukraine và nguy cơ suy thoái kinh tế làm suy yếu dòng chảy thương mại cũng đang rình rập trong năm 2023…
Bên cạnh các yếu tố tác động từ bên ngoài, theo GS.TS. Andreas Stoffers, Giám đốc Quốc gia Viện Friedrich Naumann (FNF) tại Việt Nam, trong nước, thách thức lớn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam là thiếu vốn, đặc biệt là nguồn vốn với mức lãi suất chấp nhận được. Sản xuất kinh doanh vẫn còn một số khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, cộng với đơn hàng giảm, cung vượt cầu khiến doanh thu của nhiều doanh nghiệp xuất khẩu trong nước sụt giảm, gây khó khăn cho dòng tiền lưu động.
Trong khi đó, việc tiếp cận vốn vay hiện nay cũng khá thách thức đối với doanh nghiệp khi lãi suất ngày càng tăng, các ngân hàng thương mại hạn chế tín dụng và việc dùng bất động sản làm tài sản thế chấp khó khăn hơn trước.
Bên cạnh đó, việc nhà đầu tư mất niềm tin vào thị trường trái phiếu doanh nghiệp làm giảm tính hiệu quả của kênh huy động vốn này trong ngắn, trung và dài hạn.
Từ phân tích những khó khăn nêu trên cho thấy, các ngành hàng xuất khẩu phục vụ nhu cầu thiết yếu như cà phê, hạt tiêu, thủy sản… vẫn có thể tăng trưởng và ít bị tác động tiêu cực hơn (các sản phẩm cá tra, cá ba sa của Việt Nam có thể tăng thị phần ở EU với giá cạnh tranh hơn so với các đối thủ khác), nhưng một số ngành khác như sắt, thép, gỗ có thể bị suy giảm xuất khẩu.
Trong bối cảnh khó khăn và bất định này, những doanh nghiệp Việt Nam có sức khỏe tài chính lành mạnh và đã xây dựng được quy trình quản trị rủi ro vững chắc (MRM, CRM, ORM), đã đa dạng hóa các đối tác thương mại và kinh doanh sẽ vươn lên mạnh mẽ. Những doanh nghiệp này sẽ tiếp tục gặt hái lợi nhuận hấp dẫn và đóng góp cho nền kinh tế Việt Nam.
>>>Xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ khởi sắc sau Tết
Tuy nhiên, 15 FTA đang thực thi, trong đó có nhiều FTA thế hệ mới với các thị trường khó tính, tiêu chuẩn cao được đánh giá là động lực quan trọng cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa trong năm 2023, đặc biệt là thị trường EU với EVFTA.
Bởi, minh chứng năm 2022, kim ngạch xuất khẩu đã về đích với 371,5 tỷ USD, ngành Công thương đặt mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu 6% trong năm 2023, cán cân thương mại duy trì trạng thái thặng dư năm thứ 8 liên tiếp.
Yêu cầu đặt ra với các doanh nghiệp để tận dụng được động lực này vượt qua những khó khăn kể trên là phải nỗ lực đổi mới chính mình, chuẩn bị kế hoạch bài bản để tận dụng tối đa cơ hội thị trường và ưu thế lớn từ các FTA thế hệ mới.
Việc có FTA với trên 60 thị trường là điểm cộng quan trọng để doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu, tận dụng ưu đãi thuế quan. Chuyên gia lưu ý, các doanh nghiệp cần khắc phục tình trạng lệ thuộc vào một hoặc một vài đối tác kinh doanh và thương mại. Một điểm quan trọng nữa là các doanh nghiệp cần tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước cũng như thị trường thế giới.
Trong khi đó, GS.TS. Andreas Stoffers nhấn mạnh tới vai trò của Chính phủ và các cơ quan liên quan trong việc tiếp tục tạo môi trường thuận lợi cho kinh doanh, duy trì việc cải cách thể chế nhằm xây dựng kinh tế thị trường và thúc đẩy thương mại tự do, tận dụng hơn nữa các hiệp định thương mại tự do.
Đồng thời, cần có các giải pháp tài chính hợp lý để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn về vốn, từ đó thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh và tăng trưởng, cũng như nâng cao lợi thế cạnh tranh.
Có thể bạn quan tâm
05:00, 24/01/2023
03:15, 20/01/2023
03:30, 16/01/2023
04:00, 13/01/2023