Đồng Nai: Cân nhắc các phương án lựa chọn nhà đầu tư dự án đô thị Biên Hòa 1

NGUYỄN HÙNG - HƯƠNG GIANG 12/05/2022 18:22

Theo khái toán của Sở KH&ĐTtỉnh Đồng Nai, tổng mức đầu tư Dự án Biên Hoà 1 khoảng 800 nghìn tỷ đồng. Do đó, tỉnh Đồng Nai đang cân nhắc các phương án lựa chọn nhà đầu tư có năng lực để thực hiện.

>>>Điều chỉnh các KCN tại Đồng Nai (Bài 1): “Khai tử”… KCN Biên Hòa 1

Cân nhắc 3 phương án…

Theo thông tin từ Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai (KH&ĐT), Dự án Khu đô thị - thương mại - dịch vụ Biên Hòa 1 hình thành trên cơ sở chuyển đổi công năng của Khu công nghiệp (KCN) Biên Hòa 1 (TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai). Theo thống kê, hiện nay KCN Biên Hòa 1 có 152 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó có 17 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Số lao động đang làm việc tại KCN này là hơn 21.000 người. Ngoài ra, trong phạm vi thực hiện đề án, còn khoảng 300 hộ dân đang sinh sống. Để thực hiện đề án chuyển đổi công năng KCN Biên Hòa 1, tỉnh  Đồng Nai sẽ thực hiện di dời tất cả các doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất, kinh doanh và các hộ dân đang sinh sống trong khu vực này.

Dự án Khu đô thị - thương mại - dịch vụ Biên Hòa 1 hình thành trên cơ sở chuyển đổi công năng của Khu công nghiệp (KCN) Biên Hòa 1 (TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai).

Dự án Khu đô thị - thương mại - dịch vụ Biên Hòa 1 hình thành trên cơ sở chuyển đổi công năng của Khu công nghiệp (KCN) Biên Hòa 1 (TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai).

Từ năm 2008, tỉnh Đồng Nai đã đề xuất lên Chính phủ thực hiện chuyển đổi công năng của KCN Biên Hòa 1 bởi lý do đây là KCN phát triển đã lâu, nhiều nhà máy công nghệ đã lạc hầu, ô nhiễm môi trường. Đặc biệt, cùng với thời gian phát triển, tốc độ đô thị hóa nhanh khiến KCN Biên Hòa 1 nằm lọt trong vùng lõi của đô thị Biên Hòa và không còn phù hợp với sự phát triển đô thi6, công nghiệp trong thời kỳ mới. Tháng 2/2014, Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho tỉnh Đồng Nai phê duyệt đề án chuyển đổi KCN Biên Hòa 1 thành khu đô thị - thương mại - dịch vụ. Tới cuối tháng 1/2021, KCN Biên Hòa 1 được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đưa ra khỏi quy hoạch phát triển các KCN Việt Nam.

Để thực hiện quá trình chuyển đổi trên, hiện tại, UBND tỉnh Đồng Nai đang cân nhắc phương án lựa chọn hình thức đầu tư Dự án Khu đô thị - thương mại - dịch vụ Biên Hòa 1 trên quỹ đất hiện hữu của KCN Biên Hòa 1. Theo đó, việc lựa chọn nhà đầu tư theo 3 phương án bao gồm: Đấu giá quyền sử dụng đất; Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư dự án có sử dụng đất cho toàn bộ diện tích đất KCN; Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư dự án có sử dụng đất cho toàn bộ diện tích đất KCN sau khi tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất các khu đất sạch.

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai, hiện cả 3 phương án đều có những ưu, nhược điểm riêng. Cụ thể, phương án đấu giá quyền sử dụng đất có ưu điểm là phù hợp với các quy định của pháp luật về đất đai. Khai thác có hiệu quả quỹ đất, nâng cao giá trị đất đai đối với khu đất có vị trí lợi thế thương mại cao và thuận lợi cho việc lựa chọn nhà đầu tư. Tuy nhiên, thực hiện theo phương án này, tỉnh Đồng Nai phải bố trí ngân sách rất lớn để bồi thường, giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch. Đồng thời, phải có cơ chế chính sách để đền bù, hỗ trợ di dời các doanh nghiệp, người lao động trong KCN Biên Hòa 1 và thời gian thực hiện kéo dài.

Đối với phương án đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư dự án có sử dụng đất cho toàn bộ diện tích đất KCN 1 thì ngân sách Nhà nước không phải bố trí kinh phí bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng. Nhà đầu tư được lựa chọn sẽ phải thực hiện giải phóng mặt bằng và đầu tư xây dựng toàn bộ dự án theo quy hoạch chi tiết được phê duyệt. Nhược điểm của phương án này là theo quy định về đất đai, việc đầu tư dự án khu đô thị (thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất) vẫn phải đấu giá quyền sử dụng đất.

Về phướng án đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư dự án có sử dụng đất cho toàn bộ diện tích đất KCN sau khi tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất các khu đất sạch có ưu điểm Nhà nước không phải bố trí nguồn ngân sách để thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên, ngoài việc “vướng” quy định đầu tư dự án khu đô thị phải thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất, phương án thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư dự án có sử dụng đất kết hợp với đấu giá quyền sử dụng đất hiện chưa có quy định của pháp luật hướng dẫn thực hiện.

>>>Đồng Nai: “Lùm xùm” tại Dự án khu dân cư Bình Đa

để chốt phương án lựa chọn nhà đầu tư.

Quan điểm của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai là thống nhất đề xuất lựa chọn nhà đầu tư dự án theo phương án đấu giá quyền sử dụng đất. Nếu thực hiện theo phương án này, trước tiên Đồng Nai sẽ các sở Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Ban Quản lý các KCN Đồng Nai và TP.Biên Hòa xác định những thửa đất sạch, phù hợp quy hoạch, các vị trí có thể bàn giao mặt bằng sớm để có lộ trình thực hiện đấu giá từng khu đất từ năm 2022. Bên cạnh đó, Đồng Nai cũng xem xét đầu tư các tuyến đường theo quy hoạch được duyệt theo lộ trình thực hiện đấu giá để nâng cao giá trị các khu đất đấu giá, tăng thu cho ngân sách địa phương.

Theo khái toán của Sở KH&ĐTtỉnh Đồng Nai, tổng mức đầu tư Dự án Biên Hoà 1 khoảng 800 ngàn tỷ đồng

Theo khái toán của Sở KH&ĐTtỉnh Đồng Nai, tổng mức đầu tư Dự án Biên Hoà 1 khoảng 800 nghìn tỷ đồng.

Hiện các cơ quan hữu trách tỉnh Đồng Nai đang tham mưu thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư để triển khai lập hồ sơ đầu tư thực hiện dự án Khu đô thị - thương mại - dịch vụ Biên Hòa 1 (có mức đầu tư dự kiến hơn 800 nghìn tỷ đồng, chưa tính chi phí giải phóng mặt bằng) trước khi trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định.

Ông Cao Tiến Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, cho biết: Hiện tỉnh Đồng Nai vẫn đang nghiên cứu, cân nhắc để chốt phương án lựa chọn nhà đầu tư. Và tính đến thời điểm hiện tại tỉnh Đồng Nai đã thông báo cho các doanh nghiệp mốc thời hạn chót là cuối năm 2022 để di dời nhà xưởng sản xuất ra khỏi KCN Biên Hòa 1. Bên cạnh đó, Đồng Nai đã chuẩn bị đất công nghiệp ở các nơi khác để các doanh nghiệp di dời. Khi xong hồ sơ, tỉnh Đồng Nai sẽ có quyết định mức hỗ trợ doanh nghiệp phải di dời. Tỉnh đặt mục tiêu tới cuối năm 2022 sẽ hoàn thành hô sơ di dời, giải phóng mặt bằng.

Trước đó, Sở Tài chính tỉnh Đồng Nai được giao nhiệm vụ xây dựng cơ chế, chính sách chế độ bồi thường, hỗ trợ cho các doanh nghiệp, người lao động và người dân khi thực hiện di dời. Theo đánh giá, nhiệm vụ này rất khó do việc di dời các doanh nghiệp để đóng cửa một KCN là chưa từng có tiền lệ nên chưa có các cơ chế, chính sách bồi thường, hỗ trợ cụ thể để tham chiếu.

Đề án chuyển đổi công năng KCN Biên Hòa 1 hiện đã chậm trễ. Do đó, để rút ngắn thời gian, việc hoàn thiện cơ chế, chính sách bồi thường, hỗ trợ cho doanh nghiệp, người lao động và người dân khi di dời cần được tỉnh Đồng Nai sớm ấn định.

Có thể bạn quan tâm

  • Vụ sai phạm KDC Bình Đa (Đồng Nai): Những cán bộ, lãnh đạo nào liên quan?

    16:50, 12/04/2022

  • Sai phạm tại Dự án khu dân cư Bình Đa (Đồng Nai): Đề nghị chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra

    00:30, 12/04/2022

  • Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm, chúc Tết và làm việc tại Đồng Nai

    17:00, 24/01/2022

  • Tái chế chất thải, SDV giúp Đồng Nai giảm diện tích chôn lấp khoảng 4ha/năm

    14:12, 04/01/2022

  • Đồng Nai: Hàng loạt sai phạm nghiêm trọng trong công tác quản lý đất đai

    17:31, 29/12/2021

  • Phuc Khang Corporation trao 1.000 máy tính bảng cho học sinh khó khăn tỉnh Đồng Nai

    06:11, 15/12/2021

  • Đại biểu Quốc hội đề xuất tăng tỷ lệ điều tiết ngân sách cho Đồng Nai, Bình Dương và TP.HCM

    17:23, 08/11/2021

  • Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh đến thăm và làm việc với Sonadezi

    13:29, 03/11/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Đồng Nai: Cân nhắc các phương án lựa chọn nhà đầu tư dự án đô thị Biên Hòa 1
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO