Đông Nam Á đối mặt vấn đề nan giải trong ứng phó biến đổi khí hậu

CẨM ANH 26/04/2024 03:00

Tại Đông Nam Á, việc xây dựng hệ thống chăm sóc sức khỏe vững chắc có khả năng giải quyết các vấn đề sức khỏe cộng đồng do biến đổi khí hậu đang trở nên quan trọng hơn.

>> Khơi thông vốn đầu tư xanh ở Đông Nam Á

Đông Nam Á cần Hệ thống y tế vững mạnh bảo vệ con người trước biến đổi khí hậu

Đông Nam Á cần xây dựng hệ thống y tế vững mạnh để bảo vệ con người trước biến đổi khí hậu

Khi người dân, đặc biệt là ở châu Á, đang phải đối mặt với thời tiết nóng lên do biến đổi khí hậu, việc các quốc gia củng cố đội ngũ những nhân viên y tế được đào tạo và trang bị tốt là điều cần thiết. Nhưng có một mối nguy hiểm là nguồn lực quan trọng trong khu vực hiện không được trang bị đầy đủ và kết quả là sức khỏe của người dân, đặc biệt là những nhóm dễ bị tổn thương sẽ bị ảnh hưởng.

Các hiện tượng thời tiết cực đoan ngày càng dữ dội và thường xuyên đã làm tăng tính dễ bị tổn thương của Đông Nam Á. Trong đó, Philippines là một trong những quốc gia dễ bị thiên tai nhất trong khu vực, trong khi Indonesia hiện đang phải đối mặt với những thách thức đáng kể.

Thời tiết cực đoan đã làm tăng khả năng xảy ra các thảm họa như lũ lụt và lở đất vào tháng trước ở Tây Sumatra và Demak-Kudus, ảnh hưởng đến hơn 71.000 người và buộc hơn 15.000 trẻ em phải rời bỏ khỏi nơi ở.

Ngoài những hiện tượng thời tiết cực đoan như vậy, tỷ lệ ô nhiễm không khí dai dẳng, tỷ lệ suy dinh dưỡng gia tăng do mất an ninh lương thực, tình trạng khan hiếm nước ngày càng gia tăng và điều kiện vệ sinh kém, cùng với sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm, là những yếu tố đáng lo ngại.

Để giải quyết các mối đe dọa sức khỏe đòi hỏi hệ thống chăm sóc sức khỏe và nguồn nhân lực y tế có khả năng xác định, ứng phó và quản lý các trường hợp khẩn cấp. 

>> DER sẽ thúc đẩy chuyển đổi năng lượng ở Đông Nam Á

Nhiều nước châu Á đang chuẩn bị bước vào đợt nước châu Á hứng chịu nắng nóng kỷ lục

Nhiều nước châu Á đang chuẩn bị bước vào đợt nắng nóng kỷ lục do biến đổi khí hậu

Theo Gabriela Fernando, Trợ lý giáo sư về Y tế Công cộng tại Đại học Monash, Indonesia, những thiếu sót mang tính hệ thống và hạn chế về nguồn lực thường cản trở khả năng giải quyết hiệu quả các tác động của khí hậu đối với sức khỏe cộng đồng.

Hiện tại, chuyên gia này chỉ ra, phần lớn nguồn nhân lực y tế, đặc biệt là trên khắp khu vực Nam bán cầu, hoạt động trong cơ sở hạ tầng hạn chế để ứng phó khẩn cấp và giám sát dịch bệnh, cũng như nhận thức về rủi ro sức khỏe liên quan đến khí hậu còn yếu. Phần lớn nguyên nhân đến từ việc đào tạo và nguồn lực không đầy đủ, cơ chế điều phối và triển khai nguồn nhân lực tại một số nước còn rời rạc.

Những thách thức này đặc biệt nghiêm trọng ở các khu vực nông thôn và vùng sâu vùng xa, vốn đã gặp phải sự bất bình đẳng về sức khỏe. Điều này kêu gọi nguồn vốn đầu tư có mục tiêu vào đào tạo nhân lực trong lĩnh vực y tế và xây dựng hệ thống chăm sóc sức khỏe cộng đồng có khả năng chống chọi với những tác động tiêu cực do biến đổi khí hậu.

Khuôn khổ hoạt động để xây dựng hệ thống y tế ít carbon và chống chịu khí hậu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đóng vai trò là công cụ hướng dẫn để đánh giá và tăng cường khả năng phục hồi của hệ thống y tế cộng đồng trước biến đổi khí hậu. Khuôn khổ này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển lực lượng lao động chăm sóc sức khỏe có khả năng chống chọi với khí hậu. Đồng thời tập trung vào việc thúc đẩy phối hợp hành động giữa các ngành nhằm cải thiện việc nâng cao nhận thức và tăng cường truyền thông về những tác động đến sức khỏe do biến đổi khí hậu.

Bên cạnh đó, bà Angie Bone, Phó giáo sư thực hành về sức khỏe tại Viện Phát triển Bền vững Monash cho rằng, yếu tố quan trọng của khuôn khổ này là để các quốc gia xây dựng Kế hoạch thích ứng quốc gia về y tế, được lồng ghép trong Kế hoạch thích ứng quốc gia đa ngành (NAP). Đây là kế hoạch do Liên hợp quốc thiết lập để cải thiện khả năng phục hồi toàn nền kinh tế trước các thảm họa khí hậu.

Có thể thấy, những thách thức gặp phải và những bài học kinh nghiệm trong đại dịch COVID-19 mang lại những hiểu biết sâu sắc về sự phức tạp của việc giải quyết các tác động của biến đổi khí hậu. Vào thời điểm quan trọng trong việc xây dựng lại lực lượng lao động mạnh mẽ hơn sau COVID-19 và đối mặt với cuộc khủng hoảng khí hậu ngày càng leo thang, các chính phủ và hệ thống y tế ưu tiên tại Đông Nam Á cần tăng cường khả năng chống chịu của nhân lực ngành y tế để điều hướng và thích ứng một cách hiệu quả với những rủi ro sức khỏe đang thay đổi nhanh chóng do biến đổi khí hậu.

Có thể bạn quan tâm

  • Lạm phát xanh

    Lạm phát xanh "cản bước" Đông Nam Á chuyển đổi năng lượng

    03:00, 25/04/2024

  • Apple đang “để mắt” đến Đông Nam Á?

    Apple đang “để mắt” đến Đông Nam Á?

    18:56, 20/04/2024

  • Việt Nam được đánh giá thế nào về đầu tư xanh ở Đông Nam Á?

    Việt Nam được đánh giá thế nào về đầu tư xanh ở Đông Nam Á?

    04:00, 18/04/2024

  • Khơi thông vốn đầu tư xanh ở Đông Nam Á

    Khơi thông vốn đầu tư xanh ở Đông Nam Á

    03:00, 16/04/2024

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Đông Nam Á đối mặt vấn đề nan giải trong ứng phó biến đổi khí hậu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO