Đồng Tháp xác định lấy “kinh tế xanh” là phương hướng chủ đạo trong phát triển, nhất là lĩnh vực kinh tế nhằm giảm phát thải, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
>> Đẩy mạnh hợp tác giữa TP. Hồ Chí Minh với các tỉnh, thành phố ĐBSCL
Phát biểu tại Hội nghị tổng kết Chương trình hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa TP. Hồ Chí Minh với các tỉnh, thành phố thuộc vùng ĐBSCL vừa được tổ chức tại Bến Tre, Chủ tịch UBDN tỉnh Đồng Tháp Phạm Thiện Nghĩa, cho biết, thời gian qua, việc hợp tác với TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh vùng ĐBSCL đã đạt được kết quả tích cực và tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Cụ thể, hợp tác kết nối giao thương, duy trì được chuỗi cung ứng sản phẩm của tỉnh, góp phần thúc đẩy nông nghiệp phát triển ổn định, chuỗi giá trị ngành hàng ngày càng được củng cố và chuyên sâu.
Hợp tác xúc tiến đầu tư, du lịch, giúp cho Đồng Tháp thu hút được nhiều dự án đầu tư không những sinh lợi cho nhà đầu tư, mà còn giúp tỉnh khai thác hiệu quả nguồn lực, phát triển các ngành kinh tế.
Hợp tác giáo dục - đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giải quyết việc làm cho người lao động, tạo nền tảng vững chắc cho phát triển lâu dài của Đồng Tháp, góp phần xây dựng hình ảnh con người Đồng Tháp nghĩa tình – năng động – sáng tạo.
Hợp tác nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ giúp Đồng Tháp gia tăng giá trị chuỗi ngành hàng, phát triển sản phẩm OCOP, sản phẩm khởi nghiệp; tháo gỡ được điểm nghẽn về sản xuất thô bán thô trong thời gian qua.
Đặc biệt, Đồng Tháp còn thành lập Trung tâm giới thiệu và phân phối Đặc sản Đồng Tháp tại TP. Hồ Chí Minh, góp phần tạo đầu ra cho nông sản và những sản phẩm tiêu biểu đặc trưng của Đồng Tháp đến với người tiêu dùng, du khách trong và ngoài nước...
Theo ông Phạm Thiện Nghĩa hiện nay, ĐBSCL đang phải đối mặt nhiều thách thức, đặc biệt là biến đổi khí hậu; các điểm nghẽn về kết cấu hạ tầng đang được đầu tư, nhưng còn chậm đưa vào khai thác làm cho vùng thiếu nguồn lực mới để phát triển, nhất là hệ thống giao thông kết nối với TP. Hồ Chí Minh vẫn còn hạn chế, mất nhiều thời gian lưu chuyển hàng hóa, chi phí vận chuyển gia tăng.
Trước những khó khăn này, Đồng Tháp xác định hướng đi cụ thể để thích ứng, lấy “kinh tế xanh” là phương hướng chủ đạo trong phát triển các ngành, lĩnh vực, nhất là lĩnh vực kinh tế nhằm giảm phát thải, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Đồng thời, tỉnh khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, tập trung vào 5 ngành hàng chủ lực là: lúa gạo, cá tra, xoài, hoa kiểng, sen; nông nghiệp công nghệ cao; cơ khí phục vụ nông nghiệp; du lịch; công nghiệp cơ khí phục vụ công nghiệp; cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến, chế tạo...
Ông Phạm Thiện Nghĩa khẳng định, việc xây dựng mối quan hệ hợp tác toàn diện trong phát triển kinh tế - xã hội giữa TP. Hồ Chí Minh với các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL là nhu cầu tất yếu khách quan, hội đủ yếu tố: Thiên thời - địa lợi - nhân hòa, mở ra cơ hội lớn trong khai thác tối đa tiềm năng lợi thế giữa các địa phương.
Để phát huy sức mạnh mối liên kết này, ông Phạm Thiện Nghĩa đề xuất các địa phương trong vùng cùng nghiên cứu, kiến nghị Chính phủ cho cơ chế riêng để TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh/thành phố tự vay vốn để thực hiện các dự án hạ tầng giao thông trên tinh thần đối ứng nhanh, hiệu quả, tháo gỡ điểm nghẽn về hạ tầng; quan tâm đẩy mạnh chuyển đổi số; đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; kết nối tạo điều kiện, khuyến khích doanh nghiệp phát triển đóng góp không chỉ cho địa phương mà cho cả vùng.
Thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Nghị quyết số 78/NQ-CP của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW, phát huy hơn nữa tiềm năng, lợi thế của các bên góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương và vùng ĐBSCL, tại Hội nghị này, lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh/thành vùng ĐBSCL ký kết thoả thuận hợp tác phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2025.
Theo đó, thoả thuận ký kết hợp tác chung đến năm 2025 gồm các lĩnh vực: Phát triển hạ tầng giao thông, phát triển du lịch, kết nối cung - cầu, xúc tiến đầu tư - thương mại, hợp tác thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số, đào tạo nguồn nhân lực.
Có thể bạn quan tâm
Đồng Tháp chọn “kinh tế xanh” là phương hướng chủ đạo
08:53, 12/03/2023
Đồng Tháp: Khai mạc Lễ hội Xoài Cao Lãnh năm 2022
21:15, 06/07/2022
Đồng Tháp nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm từ sen
14:21, 21/05/2022
Đồng Tháp: Khai mạc Khu triển lãm sản phẩm OCOP và trải nghiệm Sen đa sắc
16:06, 19/05/2022
Đồng Tháp: Ngày mới trên “Đất Sen hồng”
03:26, 19/05/2022