Đồng Tháp: Nỗ lực vì môi trường đầu tư, kinh doanh hiệu quả

Diendandoanhnghiep.vn Đó là chia sẻ của ông Phạm Thiện Nghĩa - Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp với Diễn đàn Doanh nghiệp.

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Phạm Thiện Nghĩa

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Phạm Thiện Nghĩa

- Thưa ông, những năm qua, Đồng Tháp luôn là tỉnh xếp hạng cao về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và được đánh giá là một trong những địa phương có chất lượng điều hành cao nhất nước. Vậy ông có thể cho biết, đâu là điểm nhấn trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của Đồng Tháp?

Là tỉnh nông nghiệp, chưa thuận lợi về điều kiện tự nhiên và hạ tầng, nhưng, bằng sự nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi cho nhà đầu tư, doanh nghiệp, những năm gần đây, Đồng Tháp luôn xếp hạng cao về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và được đánh giá là một trong những địa phương có chất lượng điều hành cao nhất nước. Theo báo cáo PCI 2019, Đồng Tháp tiếp tục nắm giữ vị trí á quân trong Bảng xếp hạng, đồng thời, dẫn đầu 2 chỉ số thành phần bao gồm: Cạnh tranh bình đẳng và Tính năng động, tiên phong của chính quyền tỉnh.

Thành quả này là sự nỗ lực của các cấp chính quyền với nhiều thế hệ lãnh đạo qua các thời kỳ với phương châm “Thành công của doanh nghiệp là thành công của địa phương”. Có thể nói, bằng sự nỗ lực, phấn đấu tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi, thân thiện, gần gũi, Đồng Tháp từng bước tạo được lòng tin, sự hài lòng của các nhà đầu tư khi đến với địa phương. Đó cũng chính là một trong những lý do để địa phương duy trì thứ hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong suốt nhiều năm liền.

Đặc biệt, chương trình “Cà phê doanh nghiệp” là một kênh hiệu quả, tạo sự tương tác hai chiều cho doanh nghiệp và chính quyền địa phương. Theo đó, việc trao đổi trực tiếp đã giúp chính quyền kịp thời lắng nghe nguyện vọng, ý kiến của doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp. Ngược lại, đây cũng là dịp lãnh đạo địa phương có thể tiếp cận tư duy, kiến thức nền kinh tế thị trường, nắm bắt những chuyển biến của thị trường để áp dụng vào điều hành chính sách phát triển kinh tế.

- Mặc dù bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, nhưng năm 2020, tỉnh Đồng Tháp có số doanh nghiệp thành lập mới nhiều nhất từ trước đến nay. Ông có chia sẻ gì về điều này?

Thời gian qua, với việc nỗ lực tạo lập nhiều kênh hỗ trợ, tiếp nhận và xử lý phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp, cũng như sửa đổi quy trình, thủ tục đầu tư, tỉnh Đồng Tháp đã chủ động rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động doanh nghiệp...

Do vậy, mặc dù bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 nhưng năm 2020 tỉnh Đồng Tháp có số doanh nghiệp thành lập mới nhiều nhất từ trước đến nay. Ước cả năm 2020, toàn tỉnh có 550 doanh nghiệp thành lập mới, nâng tổng số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh là 4.244 doanh nghiệp.

Trong thời gian tới  tỉnh Đồng Tháp sẽ tiếp tục hoàn thiện mô hình chính quyền thân thiện, đồng hành cùng doanh nghiệp; Đồng thời, tiếp tục rà soát, chấn chỉnh, phấn đấu hoàn thiện các chỉ số, điểm số thành phần PCI, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp.

Ông Phạm Thiện Nghĩa trao đổi với các doanh nghiệp tại Điểm hẹn Cà phê doanh nghiệp trong khu, cụm công nghiệp huyện Lai Vung

Ông Phạm Thiện Nghĩa trao đổi với các doanh nghiệp tại Điểm hẹn Cà phê doanh nghiệp trong khu, cụm công nghiệp huyện Lai Vung

- Theo ông, đâu là lợi thế cạnh tranh của Đồng Tháp trong thu hút đầu tư?

Là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, cách thành phố Hồ Chí Minh 165km về phía Tây Nam, Đồng Tháp có hệ thống giao thông thuỷ, bộ rất thuận lợi cho việc lưu thông, vận chuyển hàng hoá.

Với tuyến quốc lộ 30, 54 và 80 đi qua, cùng với các tuyến N1, N2 được triển khai thi công sẽ góp phần đưa mạng lưới giao thông của Đồng Tháp hoàn chỉnh và thông suốt hơn. Lợi thế này đang được lãnh đạo tỉnh xác định là nhiệm vụ trọng tâm, tạo nền tảng cho kinh tế phát triển nhanh, toàn diện và bền vững. Hệ thống giao thông thuỷ cũng đóng vai trò rất quan trọng, từ hai nhánh sông Cửu Long cũng đã hình thành 02 bến cảng đáp ứng yêu cầu bốc dỡ hàng hoá của doanh nghiệp.

Trong giai đoạn tới tỉnh Đồng Tháp sẽ tập trung phát triển hạ tầng giao thông, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển kinh tế nông nghiệp… nhằm đưa địa phương phát triển bền vững.

Đến nay, Đồng Tháp đã quy hoạch tổng thể 06 khu công nghiệp, trong đó có 03 khu công nghiệp tập trung với quy mô lớn; đã tiến hành quy hoạch tổng thể 34 cụm công nghiệp với tổng diện tích gần 2.100 ha, trong đó có 19 cụm đã được lập quy hoạch chi tiết với diện tích 967 ha. Đồng Tháp đã và đang mời gọi các nhà đầu tư khai thác tiềm năng và lợi thế khu kinh tế cửa khẩu. Với diện tích tự nhiên lên đến gần 32.000 ha, khu kinh tế này sẽ phát triển theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực, gồm công nghiệp - thương mại - dịch vụ - du lịch - đô thị và nông lâm ngư nghiệp gắn với cửa khẩu quốc tế; là trung tâm giao lưu phát triển kinh tế giữa các nước tiểu vùng sông MêKông…

- Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI đã đặt ra mục tiêu đưa kinh tế - xã hội phát triển nhanh và bền vững.  Vậy, hướng đi mang tính đột phá của Đồng Tháp trong giai đoạn tới là gì, thưa ông?

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI đã đề ra 05 đột phá chiến lược phát triển trong giai đoạn 2020 – 2025.  Cụ thể, tỉnh Đồng Tháp sẽ đẩy nhanh phát triển hạ tầng giao thông, tạo nền tảng kết nối và phát triển các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, du lịch gắn kết hài hoà với phát triển đô thị; tranh thủ các nguồn vốn đầu tư mở rộng các tuyến quốc lộ, các đường cao tốc qua địa bàn tỉnh. Mở rộng, nâng cấp các tuyến đường tỉnh, đường huyện và hệ thống giao thông nông thôn hiện có và đầu tư xây dựng các tuyến đường mới phục vụ cho phát triển công nghiệp, nông nghiệp, du lịch.

Cùng với đó là tiếp tục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển trong điều kiện tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế; nâng cao chất lượng đào tạo của các cơ sở giáo dục trong tỉnh, nhất là chất lượng giảng dạy tại Trường Cao đẳng Cộng đồng, Trường Cao đẳng Y tế; liên kết với các trường đại học trong và ngoài nước để đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; quan tâm đào tạo, chuyển giao công nghệ và kiến thức quản lý kinh tế cho nông dân.

Việc tăng cường liên kết, hợp tác phát triển kinh tế nông nghiệp quy mô lớn, phát triển nền nông nghiệp thông minh; đẩy mạnh phát triển ngành hàng hoa kiểng và phát huy lợi thế của làng hoa Sa Đéc lan toả ra toàn tỉnh; phát triển nhanh diện tích trồng cây ăn trái cũng được tập trung trong nhiệm kỳ mới.

Song song đó là tập trung phát triển doanh nghiệp và đẩy mạnh phong trào khởi nghiệp theo hướng nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả, đóng vai trò là động lực phát triển kinh tế, gắn kết nguồn lực và tham gia chuỗi các ngành hàng chủ lực của tỉnh...

- Xin cảm ơn ông!

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI đã đặt ra các chỉ tiêu: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân 05 năm đạt 7,5%; đến năm 2025, GRDP bình quân đầu người tăng gấp 1,7 lần so với năm 2020; thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân từ 8 - 10%/năm; tổng vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2020 - 2025 đạt khoảng 26% GRDP; tỷ lệ đô thị hoá đạt khoảng 42%.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Đồng Tháp: Nỗ lực vì môi trường đầu tư, kinh doanh hiệu quả tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713471143 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713471143 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10