Dòng vốn từ doanh nghiệp Mỹ và EU chưa như kỳ vọng

Diendandoanhnghiep.vn Để đa dạng và nâng cao chất lượng vốn FDI, Việt Nam cần quan tâm thu hút các dự án đầu tư từ châu Âu và Mỹ.

>>> KINH TẾ 2023: Dòng vốn FDI là "lá phiếu tín nhiệm" để Việt Nam đối đầu "cơn gió ngược"

Đây cũng là mục tiêu được đưa ra trong Nghị quyết số 50-NQ/TW của Bộ Chính trị và Chiến lược Hợp tác đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021 - 2030.

Mục tiêu kỳ vọng

Trao đổi với báo chí, Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài Việt Nam Nguyễn Văn Toàn nhấn mạnh: đầu tư của Mỹ vào Việt Nam thường có quy mô lớn, tập trung vào các lĩnh vực phù hợp với chiến lược Việt Nam như công nghệ cao, công nghiệp vũ trụ, năng lượng tái tạo… Đi cùng với dòng vốn FDI từ của Mỹ vào Việt Nam là sự hiện diện của các tập đoàn, doanh nghiệp toàn cầu có yêu cầu, tiêu chuẩn cao về môi trường, trách nhiệm xã hội…

Coca Cola - một trong những doanh nghiệp Mỹ có kế hoạch mở rộng đầu tư tại Việt Nam

Coca Cola - một trong những doanh nghiệp Mỹ có kế hoạch mở rộng đầu tư tại Việt Nam

Nhấn mạnh dòng vốn của các doanh nghiệp Mỹ có hiệu ứng lan tỏa, Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài Việt Nam cho biết: sử dụng nhiều nhân sự quản lý là người Việt Nam cũng như có sự liên kết tốt với các doanhnghiệp trong nước. Tận dụng lợi thế này góp phần tạo dựng chỗ đứng vững chắc cho các doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tương tự, các doanh nghiệp châu Âu với thế mạnh phát triển ngành công nghiệp cao được kỳ vọng trở thành nhà đầu tư lớn vào Việt Nam, góp phần thúc đẩy tăng trưởng xanh, tạo cú hích cho phát triển bền vững tại các ngành công nghiệp thế mạnh của Việt Nam như dệt may, nông nghiệp, công nghiệp chế biến chế tạo, năng lượng tái tạo.

Những dòng vốn đầu tư từ Mỹ và châu Âu không chỉ góp phần cải thiện chất lượng và hiệu quả của vốn FDI đầu tư vào Việt Nam mà còn đáp ứng được đòi hỏi của đất nước trong quá trình chuyển hướng đẩy mạnh đổi mới, sáng tạo, xây dựng kinh tế số, thúc đẩy cách mạng 4.0 cũng như cam kết của Việt Nam trong thực hiện phác thải ròng bằng 0.

Chiến lược dài hơn

Những năm gần đây, một số tập đoàn lớn của Mỹ và một số quốc gia ở châu Âu đã đầu tư các dự án mới và mở rộng đầu tư. Nhiều nhà đầu tư khác từ các thị trường này cũng dành sự quan tâm đến thị trường Việt Nam. Cuối tháng 3, đoàn 50 doanh nghiệp hàng đầu Mỹ đã sang tìm hiểu cơ hội đầu tư vào Việt Nam. Tuy nhiên, đầu tư trực tiếp từ Mỹ và châu Âu vào Việt Nam còn khiêm tốn.

Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch Đầu tư), đến hết quý 1 năm nay, 8/10 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư lớn vào Việt Nam đều ở châu Á, 2 quốc gia và vùng lãnh thổ còn lại là Hà Lan và British Virgin Islands (thuộc Anh). Đầu tư FDI từ Mỹ và các nước EU là chiến lược Việt Nam cần tiếp tục thực hiện.

 Vốn FDI đến từ các quốc gia châu Á liên tục vào Việt Nam

Vốn FDI đến từ các quốc gia châu Á liên tục vào Việt Nam

Thu hút FDI từ Mỹ và châu Âu còn chưa như kỳ vọng, theo ông Nguyễn Văn Toàn có nguyên nhân khách quan. Trước hết, những diễn biến căng thẳng của tình hình địa chính trị thế giới và suy thoái kinh tế tác động khiến quy mô vốn FDI toàn cầu bị thu hẹp.

Không chỉ các nước đang phát triển, những nước phát triển cũng có nhu cầu thu hút vốn từ những tập đoàn lớn nên có xu hướng khuyến khích, thúc đẩy đưa sản xuất và dòng vốn FDI quay trở về nước. Tại lễ công bố Báo cáo thường niên FDI năm 2022, Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài Việt Nam cho biết, Mỹ đã giảm thuế thu nhập từ 25% xuống 21%, cải cách thủ tục cấp phép đầu tư hay EU thúc đẩy kinh tế “tự chủ chiến lược” thông qua kiểm soát nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài…

Vì vậy, thu hút FDI từ Mỹ và châu Âu sẽ là chiến lược dài hơn của Việt Nam với các giải pháp phù hợp. Theo ông Nguyễn Văn Toàn, Việt Nam cần tiếp tục cải cách môi trường thể chế theo hướng minh bạch, đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng chất nguồn nhân lực vì doanh nghiệp Mỹ đến Việt Nam hầu như không mang theo nhân lực như một số quốc gia khác… Sửa đổi ưu đãi thích ứng với định hướng thu hút FDI mới là vấn đề cần quan tâm. Kinh nghiệm từ Ấn Độ cho thấy, cần có chiến lược cụ thể và có thể xem xét ưu đãi cho từng đối tác, nhất là các nhà đầu tư có thế mạnh về công nghệ cao hay các lĩnh vực ưu tiên của Việt Nam.

>>> Dòng vốn FDI công nghệ cao thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Ngoài ra, hoàn thiện khung cơ sở pháp lý cho các lĩnh vực năng lượng tái tạo, công nghệ cao là nội dung được các nhà đầu tư châu Âu chờ đợi bởi theo đại diện EuroCham, đang có nguồn vốn lớn dự kiến được đổ vào Việt Nam nếu khung pháp lý được đảm bảo hơn.

Trong khi chờ đợi các nhà đầu tư mới, FDI tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay vẫn đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ nội khối. Các nhà đầu tư đến từ châu Á đã và đang liên tục dốc vốn vào Việt Nam. Các tập đoàn Samsung, LG hay các đối tác sản xuất của tập đoàn Apple là Foxconn, Goertek… đang hoạt động hiệu quả, trong đó nhiều doanh nghiệp tiếp tục rót thêm vốn đầu tư vào Việt Nam trong thời gian tới. Chẳng hạn, tập đoàn Goertek mới đây đã thuê gần 63 ha đất tại khu công nghiệp Nam Sơn - Hạp Lĩnh để đầu tư thêm một dự án mới; tập đoàn Sunny (Hồng Kông) ký biên bản ghi nhớ về việc triển khai đầu tư dự án Trung tâm công nghiệp Sunny Group tại khu công nghiệp Yên Bình (Thái Nguyên). 

 

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Dòng vốn từ doanh nghiệp Mỹ và EU chưa như kỳ vọng tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713267044 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713267044 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10