Theo Nghị định 116/CP mà Chính phủ vừa ban hành, thì chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp nông thôn được tăng lên một bước, nhất là đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao...
Theo đó, tăng mức cho vay đối với cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, hộ kinh doanh, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và chủ trang trại khi không có tài sản bảo đảm (TSĐB) đối với một số trường hợp.
Có thể bạn quan tâm
03:49, 08/07/2018
19:21, 26/06/2018
03:38, 19/06/2018
21:02, 05/06/2018
06:30, 01/06/2018
05:02, 15/04/2018
16:21, 11/03/2018
07:47, 13/02/2018
10:42, 24/01/2018
06:14, 22/12/2017
17:42, 06/12/2017
Cụ thể, cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, hộ kinh doanh, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và chủ trang trại không có TSĐB sẽ được tổ chức tín dụng (TCTD) cho vay tối đa 100 triệu đồng đối với cá nhân, hộ gia đình cư trú ngoài khu vực nông thôn có hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp (quy định cũ tối đa 50 triệu đồng), trừ trường hợp cá nhân, hộ gia đình đầu tư cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm. Được vay tối đa 200 triệu đồng đối với cá nhân, hộ gia đình cư trú tại địa bàn nông thôn (quy định cũ tối đa 100 triệu đồng).
Về chính sách tín dụng khuyến khích sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khách hàng có dự án, phương án sản xuất kinh doanh trong khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được TCTD xem xét cho vay không có TSĐB tối đa bằng 70% giá trị của dự án, phương án.
Nghị định cũng bổ sung quy định doanh nghiệp chưa được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhưng có dự án, phương án sản xuất kinh doanh ứng dụng công nghệ cao, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được TCTD xem xét cho vay không có TSĐB tối đa bằng 70% giá trị của dự án, phương án.
TCTD được nhận tài sản hình thành từ vốn vay của dự án, phương án sản xuất kinh doanh ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp và các tài sản khác làm TSĐB cho khoản vay của khách hàng theo quy định của pháp luật.
Tính từ đầu năm 2017, Ngân hàng Nhà nước đã công bố quyết định về chương trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch với gói tín dụng 100.000 tỷ đồng, do 8 ngân hàng thương mại triển khai.
Đối tượng áp dụng gồm pháp nhân và cá nhân có nhu cầu vay vốn để thực hiện dự án, phương án sản xuất - kinh doanh nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch. Ngân hàng sẽ cho vay đối với các nhu cầu vốn ngắn, trung và dài hạn, với lãi suất thấp hơn 0,5-1,5%/năm so với mức thông thường. Nguồn vốn do các ngân hàng cân đối từ nguồn vốn huy động trên thị trường.
Đối với vay vốn phục vụ các nhu cầu vốn ngắn, trung và dài hạn, với lãi suất thấp hơn 0,5-1,5%/năm so với mức thông thường. Nguồn vốn do các ngân hàng cân đối từ nguồn vốn huy động trên thị trường.
Người vay vốn theo chương trình được sử dụng tài sản hình thành từ vốn vay làm TSĐB cho khoản vay theo quy định của pháp luật. Ngoài ra các yếu tố như tính khả thi, hiệu quả, khả năng quản lý dòng tiền của dự án cũng được ngân hàng đánh giá, xem xét.
Trong đó, tổng số vốn Agribank dự kiến dành cho gói tín dụng này là 50.000 tỷ đồng, với nhiều mức cho vay khác nhau. Vay ngắn hạn dưới 12 tháng thì mức vay có thể là 100% tổng nhu cầu vốn, vay trung hạn từ 12 đến 60 tháng sẽ có mức vay tối đa 80%, vay trên 60 tháng có thể lên tới 70% tổng nhu cầu vốn.
Vietcombank đăng ký gói tài trợ 10.000 tỷ đồng với những ưu tiên về nhận TSĐB và ưu đãi lãi suất. Tháng 4/7/2017, tổng lượng vốn hơn 2.500 tỷ đồng đã được ngân hàng giải ngân cho vay các dự án nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch, như 600 tỷ đồng cho nhà máy sản xuất trứng gà sạch ĐTK Phú Thọ…
Vietinbank cũng dành nguồn vốn 10.000 tỷ đồng cho nông nghiệp công nghệ cao. Tính đến 30/4, tổng dư nợ cho vay trong ngành nông nghiệp và hoạt động dịch vụ có liên quan khoảng 95.000 tỷ đồng; trong đó dư nợ tài trợ cho nông nghiệp công nghệ cao khoảng 2.000 tỷ đồng. Nhiều dự án đã được giải ngân và đang trong quá trình triển khai như dự án nhà máy chế biến rau củ trái cây Lavifood tại Tây Ninh, dự án chăn nuôi bò của Hòa Phát tại Quảng Bình, chăn nuôi heo tại Hòa Phước, Bình Phước…
Tính đến nay đã có 8 ngân hàng thương mại cam kết dành nguồn vốn khoảng 135.000 tỷ đồng để cho vay các dự án công nghệ cao trong nông nghiệp có hiệu quả.
Theo Vụ Tín dụng các ngành kinh tế -NHNN, dư nợ đầu tư của ngành ngân hàng đối với lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch đã đạt 36.000 tỷ đồng, cho vay gần 6.400 khách hàng, chủ yếu cho vay đối với nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với dư nợ đạt gần 31.286 tỷ đồng...