Đông Nam Á đang chuẩn bị đón Tết Nguyên Đán và Tháng Ramadan, các nhà tiếp thị đang nhìn lại các xu hướng mua sắm trong mùa lễ hội cuối năm 2023 để có thể cho ra đời các chiến dịch hiệu quả năm 2024.
>>Vision Pro: Cách mạng cho tiếp thị?
Cảm xúc và chi tiêu
Các thống kê cho thấy trong mùa mua sắm lễ hội năm 2023, 90% người tiêu dùng Đông Nam Á tăng ngân sách chi tiêu, và 82% giữ nguyên mức chi tiêu so với năm 2022. Còn trong giai đoạn thị trường tung ra những đợt giảm giá nhân dịp cuối năm, hơn một nửa người tiêu dùng cân nhắc chi tiêu dựa vào thương hiệu. 67% trong số đó chi tiêu từ mức trung bình đến cao.
Những con số này nói lên điều gì?
Đầu tiên, xu hướng mua sắm kết hợp cả trực tuyến lẫn trực tiếp là một điều rất đáng chú ý. Vậy nên các thương hiệu phải có cả cửa hàng thực địa lẫn cửa hàng trực tuyến, đồng thời phải xây dựng trải nghiệm mua sắm nhất quán và hấp dẫn trên nhiều kênh.
Tiếp theo, việc liên tục hiện diện và tạo nên sự thuyết phục trong hành trình mua hàng cũng rất quan trọng. Tại mỗi giai đoạn trong hành trình ấy, người tiêu dùng có suy nghĩ và hành vi rất khác biệt. Để đáp ứng điều này, các thương hiệu điều chỉnh việc giao tiếp và tạo ra trải nghiệm khách hàng phù hợp với từng giai đoạn.
Trong vài năm qua, người tiêu dùng ngày càng trở nên sáng suốt hơn. Họ không ngừng tìm hiểu thông tin và khám phá các thương hiệu mới trên mạng. Khi đã tìm được thứ mình muốn, họ sẽ không ngại chi tiêu. Nắm bắt được tâm lý này, các thương hiệu phải luôn hiện diện trước mắt người dùng, phải tương tác với họ bằng những trải nghiệm phù hợp để chiếm cảm tình, từ đó tạo nên khác biệt so với đối thủ.
Phương tiện mua sắm hàng đầu
Điện thoại di động chính là thứ mà người tiêu dùng Đông Nam Á sử dụng để mua hàng nhiều nhất trong mùa lễ hội năm 2023. Điện thoại xuất hiện trong mọi giai đoạn của hành trình mua sắm, từ tìm hiểu sản phẩm, nghiên cứu ưu đãi, cho đến việc đưa ra quyết định mua hàng.
Điều này có ý nghĩa như thế nào?
Một điều chắc chắn: Thương hiệu nào ưu tiên các chiến lược, các trải nghiệm trên điện thoại sẽ là người thắng cuộc. Khi có thể cung cấp những trải nghiệm sáng tạo và mang tính cá nhân hóa trên điện thoại, thương hiệu sẽ thu hút được sự chú ý của người tiêu dùng, bất kể họ đang ở giai đoạn nào của hành trình mua sắm.
Thời gian tương tác
Người Đông Nam Á sử dụng điện thoại di động nhiều bậc nhất thế giới, và mua sắm là một trong những hoạt động quan trọng trên điện thoại. Mặc dù diễn ra cả ngày, nhưng hoạt động mua sắm đạt đỉnh điểm vào buổi tối. Đối với ngày cụ thể, thì đó là các đợt giảm giá nhân dịp ngày trùng nhau, chẳng hạn Ngày Độc Thân 11/11 hoặc Thứ Sáu Đen Tối.
Xu hướng tương tự có thể tiếp diễn tại Đông Nam Á, khi các sàn TMĐT đang chuẩn bị tung ra các đợt “siêu sale” ngày 02/02 (trước Tết Nguyên Đán) và 03/03 (trước tháng Ramadan). Xung quanh các dịp này, người tiêu dùng Đông Nam Á sẽ tích cực khám phá, nghiên cứu và mua sắm hàng hóa.
Điều này có ý nghĩa gì?
Thương hiệu nào có thể tạo ra những trải nghiệm kịp thời và có mục tiêu sẽ tạo nên tác động hiệu quả. Hay nói cách khác, thương hiệu phải biết xuất hiện đúng lúc tại các sự kiện siêu khuyến mãi, đồng thời phải tạo ra những trải nghiệm đáng nhớ, tạo nên sự kết nối với người tiêu dùng.
Các thương hiệu tỏa sáng bằng những chiến dịch trên di động
Điều kỳ diệu của Wall’s: Sau hai năm ăn lễ trong giãn cách, năm 2023 người Indonesia nô nức rủ nhau du lịch Mudik (thuật ngữ của Indonesia chỉ xu hướng du lịch đến các vùng phía trên, trong đất liền). Với mong muốn tạo điểm khác biệt trong mùa lễ hội, trở thành một phần trong dịp các gia đình Indonesia đoàn tụ, cũng như quảng cáo cho sản phẩm kem Viennetta mới ra mắt, Wall’s đã tạo ra một chiến dịch hướng đến những người du lịch này.
Trong chiến dịch, Wall’s thực hiện việc nhắm mục tiêu theo vị trí rõ ràng. Khán giả sẽ thấy được đoạn quảng cáo kem tại các nhà ga xe lửa, các điểm dừng chân. Đồng thời, Wall’s cũng đưa ra thông điệp theo ngôn ngữ của từng thành phố nơi họ chạy chiến dịch.
Với sự chỉn chu này, chiến dịch của Wall’s đã thành công. 51% người xem có tương tác với quảng cáo đã tìm đường đi đến cửa hàng kem gần nhất, và 49% tìm mua trên các cửa hàng trực tuyến.
Indofood Friess ra mắt bao bì mới: Trong tháng Ramadan 2023, thương hiệu syrup Indofood Friess ra mắt mẫu chai mới với công nghệ chống tràn lần đầu tiên xuất hiện. Đây là công nghệ giúp việc bảo quản syrup trở nên dễ dàng và ít gây tràn đổ khi nấu nướng. Syrup là một thành phần thường xuất hiện trong các công thức nấu Suhoor và Iftar, những món ăn đặc trưng trong tháng Ramadan.
Để nâng cao mức độ nhận biết cho sản phẩm, Indofood Friess thực hiện các chiến dịch quảng bá tập trung vào người dùng điện thoại, bao gồm buổi livestream nấu ăn ngon miệng trong thời gian ngừng nhịn ăn của người Indonesia trong tháng. Sau đó họ tung các mẫu dùng thử kèm với ưu đãi. Kết quả, Indofood Friess đạt 102% mục tiêu về số lượt sử dụng phiếu giảm giá để mua hàng.
Công thức lễ hội dành cho các nhà tiếp thị
Từ những dữ liệu, con số về mua sắm mùa lễ hội năm 2023, các nhà tiếp thị tại thị trường Đông Nam Á cần hiểu được ba điều:
Thứ nhất, cảm xúc sẽ dẫn đến những trải nghiệm phù hợp. Để xây dựng được sự kết nối tự nhiên với người tiêu dùng, thương hiệu phải thường xuyên hiện diện, khiến khách hàng nhớ mặt, và xem cảm xúc của khách hàng là điều cốt lõi trong các hoạt động giao tiếp.
Thứ hai, tương tác tại mọi điểm chạm trong hành trình mua sắm trên điện thoại sẽ đem đến hiệu quả tức thời. Hành trình ấy có thể là từ trang chủ của website, hoặc từ hệ thống các ứng dụng.
Thứ ba, công nghệ, sự kịp thời và nhắm mục tiêu phù hợp tạo nên các trải nghiệm khó quên. Thương hiệu phải biết tận dụng các công cụ - công nghệ để tạo nên trải nghiệm giàu ý nghĩa, tác động mạnh đến đúng đối tượng vào đúng thời điểm.
Có thể bạn quan tâm