Du lịch Hội An vừa mừng vừa lo (kỳ 2): Bài toán phát triển bền vững

Tuấn Vỹ 27/03/2019 12:48

Du lịch Hội An còn rất nhiều việc phải làm, nếu như không muốn đánh mất đi bản sắc của mình, sa chân vào vết xe đổ…

Như đã phân tích ở kỳ 1, quá trình đô thị hóa và hội nhập đặt ra nhiều áp lực cho Hội An. Dân số tăng nhanh dẫn đến nguy cơ quá tải trên nhiều lĩnh vực, nhất là giao thông, hạ tầng, ô nhiễm môi trường... làm ảnh hưởng đến du lịch của thành phố.

Quá tải về lượng khách cũng là một vấn đề lớn đối với ngành du lịch, năm nay Hội An đón gần 5 triệu lượt khách tính trung bình mỗi ngày có hơn 13 nghìn lượt khách ghé thăm quan phố cổ

Quá tải về lượng khách cũng là một vấn đề lớn đối với ngành du lịch, năm nay Hội An đón gần 5 triệu lượt khách tính trung bình mỗi ngày có hơn 13 nghìn lượt khách ghé thăm quan phố cổ

Do đó, theo các chuyên gian, mặc dù Hội An trong năm vừa qua đón lượng khách khủng đến thăm quan du lịch, thế nhưng trong công cuộc phát triển du lịch địa phương vẫn còn nhiều khó khăn cần giải quyết nếu như muốn phát triển mạnh hơn và bên vững trong tương lai; kinh tế du lịch tuy phát triển mạnh nhưng chưa thực sự bền vững.

Cụ thể, cơ cấu dòng khách quốc tế đến Hội An đang có sự thay đổi nhưng thành phố vẫn chưa có những giải pháp hiệu quả để thu hút khách có khả năng lưu trú dài ngày và có chỉ số tiêu dùng cao; iến độ khai thác các kế hoạch chương trình, đề án phát triển du lịch ở các địa phương còn chậm; Cơ sở hạ tầng và dịch vụ du lịch tuy được quan tâm đầu tư nhưng vẫn chưa đáp ứng trước áp lực lượng khách đến ngày càng tăng; Môi trường du lịch có mặt chưa đảm bảo, công tác quản lý trật tự đô thị, trật tư kinh doanh, vệ sinh môi trường được tập trung chỉ đạo nhưng việc tổ chức thực hiện của một số ngành, địa phương chưa duy trì thường xuyên, chưa quyết liệt và có nhiều mặt cần phải chấn chỉnh.

Đặc biệt, công tác tuyên truyền trong cộng đồng vẫn chưa được chú trọng, ý thức bảo vệ cảnh quan môi trường tự nhiên xã hội, tài nguyên du lịch chưa thực sự đồng đều trong toàn xã hội. Thực tế, đây là nguyên nhân dẫn đến phát sinh tệ nạn, vẫn nạn xã hội như cò mồi, bu bám, mất trật tự công cộng, phá hoại tài nguyên một cách vô ý thức.

Trao đổi với báo giới, ông Nguyễn Sự - nguyên Bí thư thành ủy Hội An đã từng nói rằng nếu chúng ta không tỉnh táo, không tư duy trở lại mà cứ nghĩ khách càng đông càng tốt thì nguy cơ phá vỡ tất cả nếp sống tốt đẹp của người dân Hội An đang ở trước mặt. Cho đến bây giờ người dân Hội An vẫn giữ được nét thuần hậu vốn quý từ xưa, nhưng các nơi người ta về thuê nhà, kinh doanh, không thiếu người chụp giật. Khi người dân Hội An chấp hành nghiêm hàng loạt các quy định thì lại không có lợi, buộc lòng phải làm như người khác, từ đó tạo ra sự bất ổn. Vì thế, điều mà mọi người yêu mến Hội An từ phong thái chậm rãi, nhỏ nhẹ, sống chân chất, hiền hòa, có trách nhiệm với mọi người,… cả trăm năm qua chỉ còn là ký ức. Phố, nhà cổ, hội quán, đền chùa còn đó mà nếp sống bị phai nhạt, thay đổi thì Hội An hiền hòa, yên tĩnh sẽ trở thành ký ức.

“Lúc đó chỉ ngồi nhớ và tiếc !”, ông Nguyễn Sự nhấn mạnh.

Du lịch Hội An còn rất nhiều việc phải làm, nếu như không muốn đánh mất đi bản sắc của mình

Du lịch Hội An còn rất nhiều việc phải làm, nếu như không muốn đánh mất đi bản sắc của mình

Dưới góc nhìn của mình, ông Phan Xuân Thanh - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Quảng Nam thì lo lắng: Giá trị tri thức và văn hóa của con người chưa phát triển kịp dẫn đến ngành du lịch phát triển chưa bền vững. Cơ cấu dòng khách quốc tế đến Hội An đang có sự thay đổi theo phân khúc thị trường chất lượng thấp nên doanh thu của ngành dịch vụ đang có dấu hiệu đi xuống.

“Ý thức bảo vệ môi trường cần được nâng cao hơn nữa để Hội An trở thành thành phố Sinh thái – văn hóa – du lịch.”, ông Thanh nói.

Cũng theo Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Quảng Nam: muốn ngành du lịch Hội An được phát triển bền vững thì phải có sự liên kết nhóm, liên kết ngành để tạo ra chuổi sản phẩm tăng giá trị  cho du khách. Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ phải có sự liên kết chặc chẽ với nhau để cùng nhau phát triển, chứ không phải phát triển theo từng cá nhân, như vậy sẽ có sự chênh lệch giữ các doanh nghiệp với nhau.

“Việc cần làm nhất ngay lúc này là phải có sự tăng cường tham gia xúc tiến, tham gia Hội chợ tại các thị trường trọng điểm, truyền thông như Châu Âu, Úc, Mỹ. Phải có chính sách cụ thể về việc quảng bá du lịch để thu hút thị trường khách du lịch chất lượng. Đồng thời tuyên truyền và có biện pháp căn cơ cho môi trường như xứ lý rác, tái chế rác, toàn dân tiết giảm rác ra môi trường. Phải bảo toàn tất cả các giá trị văn phi vật thể, vật thể, phát triển phải đi kèm với bảo tồn thì mới vững mạnh được. Hạn chế tốc độ đô thị hóa thiếu bền vững, kìm hạm sự phát triến nóng của BĐS như tình hình hiện nay.” – ông Thanh nói thêm.

Trên lĩnh vực quản lý nhà nước, theo nhiều chuyên gia, Hội An cần phải nhanh chóng rà soát trình tỉnh cho phép bổ sung điều chỉnh quy hoạch du lịch địa phương vì một số nội dung đã không còn phù hợp với thực tế. Tiếp tục nghiên cứu, vận dụng và kiên trì đề xuất với lãnh đạo tỉnh cũng như ngành du lịch cho phép Hội An được áp một số cơ chế, chính sách thoáng mở về thuế, đất đai, mặt bằng sản xuất kinh doanh,... tạo môi trường hấp dẫn thu hút đầu tư. Việc xác lập mối quan hệ gắn bó giữa các cơ quan nhà nước với doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện thuận lợi để thường xuyên theo dõi, trao đổi, tiếp xúc và có biện pháp kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp phát triển.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Du lịch Hội An vừa mừng vừa lo (kỳ 2): Bài toán phát triển bền vững
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO