Du lịch toàn cầu sẽ phục hồi vào năm 2024?

MINH CHÂU 10/05/2023 02:30

Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới (WTTC) nhận định lĩnh vực du lịch và lữ hành toàn cầu sẽ không phục hồi hoàn toàn trong năm nay, nhưng sẽ tiến gần hơn về mức trước đại dịch Covid-19.

.>>Thúc đẩy hợp tác du lịch giữa Việt Nam và Campuchia

Theo Nghiên cứu tác động kinh tế năm 2023, WTTC dự báo lợi nhuận của ngành du lịch sẽ đạt 9,5 nghìn tỉ USD vào năm 2023, chỉ kém 5% so với mức đóng góp vào tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu vào năm 2019.

Sau khi sụt giảm mạnh vào năm 2020, lĩnh vực du lịch toàn cầu đã tăng trưởng gần 25% so với cùng kỳ năm ngoái vào năm 2021, tiếp theo là tăng thêm 22% vào năm 2022.

Sự phục hồi toàn cầu sẽ diễn ra vào 2024. Sự quay trở lại chậm nhưng ổn định của thị trường khách Trung Quốc là một trong những yếu tố giúp ích cho sự phục hồi. Từ đó, lĩnh vực này sẽ tiếp tục phát triển. "Chúng tôi kỳ vọng năm 2024 sẽ vượt qua năm 2019", Julia Simpson, Chủ tịch kiêm CEO của WTTC nói.

Theo nghiên cứu, đến cuối năm 2022, tần suất du lịch ở 34 quốc gia (trong số 185 quốc gia được phân tích) đã phục hồi trở lại mức trước đại dịch nếu xét về đóng góp GDP.

Bắc Mỹ và châu Mỹ Latin là những khu vực sẽ phục hồi về mức trước dịch vào cuối năm 2023

WTTC cũng chỉ ra Bắc Mỹ và châu Mỹ Latin là những khu vực sẽ phục hồi về mức trước dịch vào cuối 2023. Châu Âu, Trung Đông, châu Phi và châu Á - Thái Bình Dương sẽ phục hồi vào 2024, tiếp đến là quốc gia trong khu vực Caribe năm 2025.

Sự phục hồi không có nghĩa là số lượng chuyến đi bằng trước dịch. Lạm phát và chi phí đi lại gia tăng, khiến các chuyến du lịch đắt đỏ hơn. Nhu cầu đi lại ở nhiều khu vực tăng mạnh vào 2021 và 2022, do các nước lần lượt mở lại biên giới. Nhưng 2023, số lượng các chuyến đi không tăng trưởng mạnh

Theo nghiên cứu, đến cuối năm 2022, các hoạt động du lịch ở 34 quốc gia, trong số 185 quốc gia được nghiên cứu, đã trở lại mức trước dịch (xét về đóng góp GDP).

Theo nghiên cứu, đến cuối năm 2022, các hoạt động du lịch ở 34 quốc gia, trong số 185 quốc gia được nghiên cứu, đã trở lại mức trước dịch (xét về đóng góp GDP).

Theo báo cáo của công ty chuyên đánh giá rủi ro Riskline, “không thể mong đợi động lực đó sẽ tiếp tục vào năm 2023”. Giá vé máy bay và khách sạn cao hơn sẽ kìm hãm quá trình đi lại vào năm 2023.

Dù vậy, theo một báo cáo mới của công ty dữ liệu Morning Consult, vẫn có một số yếu tố thuận lợi cho quá trình phục hồi của ngành du lịch, được thúc đẩy bởi nhu cầu ở Hàn Quốc và Tây Âu. Cụ thể, khách du lịch vẫn thích cắt giảm chi phí đi lại hơn là hủy bỏ kế hoạch.

Năm 2019, ngành du lịch đã mang lại công việc cho 334 triệu người, cao nhất mọi thời đại. Năm 2020, khoảng 70 triệu người mất việc. Năm 2021, 11 triệu việc làm được phục hồi và thêm 21,6 triệu vào năm 2022. Năm 2023, ngành du lịch đã cung cấp hơn 300 triệu việc làm, đạt 95% so trước dịch.

Năm 2033, WTTC dự báo lĩnh vực du lịch sẽ sử dụng khoảng 430 triệu người khắp thế giới, chiếm gần 12% lực lượng lao động toàn cầu, đóng góp 15,5 nghìn tỷ USD và chiếm 11,6% GDP toàn cầu.

Bên cạnh đó, các nền kinh tế châu Á-Thái Bình Dương vẫn còn phụ thuộc quá lớn vào khách du lịch Trung Quốc, trong khi quốc gia đông dân nhất thế giới vẫn còn áp dụng nhiều thủ tục cấp thị thực và chuyến bay còn hạn chế. Giám đốc điều hành khu vực Đông Nam Á và Hàn Quốc của IHG Hotels & Resorts, ông Rajit Sukumaran cho rằng việc Trung Quốc mở cửa trở lại vào cuối năm ngoái vẫn chưa dẫn đến sự gia tăng lớn về lượng khách đến khu vực, mặc dù những nơi như Bali (Indonesia) và một số điểm du lịch của Việt Nam sẽ sớm đón nhiều du khách hơn.

Tuy nhiên, ở châu Á, mối lo ngại về Covid-19 vẫn còn. Khoảng 30% số người được hỏi từ Philippines cho biết họ rất lo ngại về sự an toàn từ dịch bệnh này - mức cao nhất ở Đông Nam Á, theo một báo cáo được công bố tuần trước bởi công ty nghiên cứu thị trường Milieu Insight.

l

Khoảng 30% số người được hỏi từ Philippines cho biết họ rất lo ngại về sự an toàn từ dịch bệnh này - mức cao nhất ở Đông Nam Á.

Bức tranh tươi sáng cho du lịch Việt Nam

>>Doanh nghiệp du lịch sẵn sàng bứt phá

Tại Việt Nam, báo cáo dữ liệu Việt Nam tháng 4 vừa được HSBC công bố hôm 5/5 nhận định, mặc cho những khó khăn trong thương mại hàng hóa, ngành dịch vụ tiếp tục đóng góp sự hỗ trợ cần thiết cho nền kinh tế. Gần 1 triệu lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong tháng 4, chủ yếu là khách Trung Quốc tăng 70% so với tháng trước.

Dù còn những khó khăn nhưng Việt Nam vẫn đặt mục tiêu đến năm 2025, lượng khách du lịch nước ngoài sẽ phục hồi lên 18 triệu lượt mỗi năm. Đây là nội dung được đăng tải trên trang Viet Jo của Nhật Bản.

"Chính phủ Việt Nam đã đưa ra những mục tiêu và chiến lược rõ ràng để thực hiện các mục tiêu này. Tôi rất ấn tượng với du lịch cộng động của Việt Nam. Tiếp theo, quảng bá số chính là chìa khóa cho ngành du lịch hiện nay. Và quan trọng Việt Nam nên chọn cách hồi phục bền vững, kiên cường, để du lịch trở thành đòn bẩy kinh tế", ông Yoshida Kenji, Trưởng đại diện Cơ quan Xúc tiến du lịch Nhật Bản tại Việt Nam, nhận định.

Có thể bạn quan tâm

  • Giải bài toán cho nguồn nhân lực du lịch

    02:49, 09/05/2023

  • Thúc đẩy hợp tác du lịch giữa Việt Nam và Campuchia

    01:00, 08/05/2023

  • Doanh nghiệp du lịch sẵn sàng bứt phá

    02:00, 05/05/2023

  • Khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam đang dần phục hồi

    12:37, 04/05/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Du lịch toàn cầu sẽ phục hồi vào năm 2024?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO