Dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi lần này phải tạo điều kiện thuận lợi, thông thoáng cho người dân và doanh nghiệp nhưng cũng phải phù hợp với hiến pháp.
>>"Điểm mờ" trong Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi
Đó là phát biểu của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị - Trưởng Ban soạn thảo 2 dự án Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) tại Hội thảo lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản, được tổ chức tại TP.HCM, sáng 30/9.
Tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp
Theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị, Luật Nhà ở sửa đổi lần này cần tạo điều kiện thuận lợi, thông thoáng cho người dân và doanh nghiệp nhưng cũng cần phù hợp với hiến pháp.
Cũng theo ông Nghị, Luật Nhà ở sửa đổi lần này nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở, đặc biệt là nhà ở xã hội để từng bước cải thiện điều kiện nhà ở của nhân dân. Vì, Nhà nước có chính sách phát triển nhà ở, tạo điều kiện để mọi người có chỗ ở. "Do đó, hoàn thiện pháp luật, cơ chế, chính sách để phát triển và vận hành thông suốt thị trường bất động sản, xây dựng thể chế và các mô hình phù hợp để gắn kết quá trình công nghiệp hóa với đô thị hóa và xây dựng nông thôn mới, xây dựng chính sách xã hội về nhà ở" - ông Nghị nói.
Nhấn mạnh tại Hội thảo lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị - Trưởng Ban soạn thảo cho rằng, tất cả các nội dung góp ý sẽ được Ban soạn thảo tiếp thu nhằm chung sức, góp phần để xây dựng dự thảo sửa đổi, làm sao cho đảm bảo được các yêu cầu, tăng cường được công tác quản lý Nhà nước về nhà ở và thị trường bất động sản. Đồng thời phải tạo điều kiện thuận lợi, thông thoáng cho người dân và doanh nghiệp nhưng cũng đảm bảo phù hợp với hiến pháp, thống nhất, đồng bộ với hệ thống pháp luật của nước ta.
Phát biểu và góp ý cụ thể tại hội thảo về Luật Nhà ở trong quá trình thực hiện dự án nhà ở xã hội, ông Lê Hữu Nghĩa – Chủ tịch HĐQT Công ty Lê Thành cho rằng: Về chính sách mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở thương mại của các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản thì chuyển sang quy định tại Luật Kinh doanh bất động sản để đảm bảo việc tra cứu, áp dụng pháp luật được thuận lợi và thực hiện thống nhất.
Theo ông Nghĩa, Dự thảo Luật lần này sắp xếp lại và đưa một số quy định tại các Chương khác liên quan đến chính sách sở hữu nhà ở vào Chương này như: Quyền có chỗ ở và quyền sở hữu nhà ở; bảo hộ quyền sở hữu nhà ở đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam; thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở; đối tượng được sở hữu nhà ở và hình thức được sở hữu tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài; điều kiện tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Tương tự, đại diện Tập đoàn Hưng Thịnh cũng đưa ra những ý đóng góp xoay quanh quá trình thực hiện các dự án nhà ở thương mại. Cụ thể, theo đại diện Hưng Thịnh, Dự thảo bố cục lại các mục của Chương này, trong đó gồm: Quy định chung về sở hữu, nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước, sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài; đồng thời cơ bản kế thừa Luật hiện hành và sửa đổi, bổ sung thêm một số nội dung (trong đó có đưa các quy định từ Nghị định 99/2015/NĐ-CP lên) như: Điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở; công nhận quyền sở hữu nhà ở; quyền của chủ sở hữu nhà ở và người sử dụng nhà ở; nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở và người sử dụng nhà ở; các loại nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước; cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước; quyền của chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá nhân nước ngoài; nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá nhân nước ngoài – đại diện Hưng Thịnh nêu.
>>Sửa Luật Nhà ở: 4 "nút thắt" của nhà ở xã hội
Bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ
Đồng quan điểm, ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA), cho rằng: Luật sửa đổi lần này có nhiều điểm rất phù hợp với thực tế. Cụ thể, Luật Nhà ở (sửa đổi) được xây dựng dựa trên 3 quan điểm sau:
Một là, sửa đổi, hoàn thiện các quy định của pháp luật về nhà ở hiện hành còn tồn tại, vướng mắc, chưa phù hợp với thực tiễn, để từ đó đề xuất chính sách đảm bảo phân định rõ: Các chính sách có tính chất kế thừa và các chính sách cần sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng mới trên tinh thần phù hợp với hiến pháp, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ giữa quy định của Luật Nhà ở với các luật khác có liên quan.
Hai là, Luật hóa các quy định liên quan đến phát triển, quản lý, sử dụng nhà ở đã được chứng minh là có hiệu quả trong thực tiễn nhằm thúc đẩy việc phát triển, quản lý, sử dụng nhà ở, tăng nguồn cung nhà ở.
Ba là, do số lượng các quy định cần sửa đổi, bổ sung trong Luật Nhà ở năm 2014 tương đối nhiều nên cần thiết phải xây dựng Luật Nhà ở (sửa đổi) để thay thế Luật Nhà ở hiện hành.
Cũng theo ông Châu, nhìn chung về cơ bản Luật Nhà ở (sửa đổi) vẫn giữ nguyên và kế thừa các chính sách của Luật Nhà ở hiện hành như: Một số quy định về giao dịch nhà ở do Nhà nước đầu tư xây dựng và quản lý. Một số chính sách cần sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng mới có liên quan đến các nội dung như: sở hữu nhà ở; chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở; phát triển nhà ở; chính sách nhà ở xã hội; tài chính cho phát triển nhà ở; chính sách chung về quản lý, sử dụng nhà ở; quản lý, sử dụng nhà chung cư và quản lý Nhà nước về nhà ở tại Việt Nam – ông Châu kiến nghị.
Như vậy, theo dự thảo Luật bổ sung mới các quy định (trong đó có đưa một số quy định từ Nghị định số 99/2015/NĐ-CP) về: Cơ quan quản lý nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước; quyền của đại diện chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước; trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước; quy định khu vực tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam; số lượng nhà ở mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu tại Việt Nam; các trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài không được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà ở.
Dự thảo bổ sung mới về thời hạn sở hữu nhà chung cư; thời hạn sở hữu nhà chung cư; cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà chung cư; xử lý khi nhà chung cư còn thời hạn sở hữu; xử lý nhà chung cư khi hết thời hạn sở hữu.
Theo Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) lần này, Bộ Xây dựng đã đề xuất 02 phương án, cụ thể: Phương án 1: Bổ sung mới quy định về thời hạn sở hữu nhà chung cư được xác định căn cứ vào thời hạn sử dụng của công trình theo quy định của pháp luật về xây dựng. Phương án 2: Thời hạn sở hữu nhà chung cư theo quy định của pháp luật đất đai.
Có thể bạn quan tâm
04:50, 29/09/2022
11:08, 28/09/2022
03:00, 30/04/2022
15:00, 29/04/2022
11:00, 29/04/2022