Tôi đánh giá rất cao và đồng tình với việc dừng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.
>>Ninh Thuận đột phá với những dự án lớn
ĐBQH Phạm Văn Hòa, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đã chia sẻ với Diễn đàn Doanh nghiệp về việc dừng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
- Việc dừng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận được đánh giá là một trong những quyết định dũng cảm và đúng đắn. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
Việc dừng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận cũng đã nhận được nhiều ý kiến, đó là tại sao Quốc hội khoá trước thì cho xây dựng, tốn kém cũng không phải là ít khi đã phải đưa một số nghiên cứu sinh và sinh viên sang Liên bang Nga học để sau này về nước vận hành khai thác nhà máy điện hạt nhân.
Tuy nhiên, sau khi tính toán “chi tiết” và lắng nghe nhiều ý kiến chuyên gia trong và ngoài nước, các ngành chức năng và ĐBQH nên Quốc hội đã quyết định dừng dự án. Tôi đánh giá, cho dừng dự án là việc làm dũng cảm.
- Ông có thể chia sẻ cụ thể hơn, thưa ông?
Về an ninh quốc phòng, trước tiên chúng ta cần đảm bảo vấn đề này vì nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận phần lớn sử dụng chuyên gia, công nhân, máy móc thiết bị… của nước ngoài và điều tôi muốn nhấn mạnh là vấn đề có yếu tố nước ngoài. Việc này có thể ảnh hưởng đến an ninh, quốc phòng.
Về kinh tế, mặc dù nhà máy điện hạt nhân có mang lại hiệu quả, nhưng đã có một số quốc gia trên thế giới hiện đã không còn sử dụng, do ảnh hưởng đến môi trường, không khí, khí hậu, chất thải và đời sống của con người.
Do đó, sau khi tính toán tổng thể từ nhà máy này là không cao, cho nên việc dừng lại là đúng đắn và cần thiết. Còn việc giám sát là để đánh giá thực tiễn khi dừng để biết hiệu quả như thế nào, khắc phục hạn chế, đề xuất, kiến nghị của địa phương ra sao.
Những lợi ích mang lại đã được phân tích, còn việc dừng sẽ như thế nào thì cần được Quốc hội có ý kiến để đánh giá thật sâu sắc. Tuy nhiên, tôi đồng tình với việc dừng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận. Hiện nay Việt Nam cũng chưa cần thiết phải xây dựng nhà máy điện hạt nhân, vì ngoài thuỷ điện chúng ta còn có nhiệt điện, điện năng lượng mặt trời…
- Trong cuộc làm việc với Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội mới đây, Chủ tịch Quốc hội có đề xuất cần quy hoạch Ninh Thuận thành trung tâm năng lượng tái tạo. Ông có thể chia sẻ thêm về định hướng này?
Những định hướng và tầm nhìn của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ là rất sâu sắc, vì Ninh Thuận có đủ điều kiện để phát triển năng lượng tái tạo, không những cho riêng Ninh Thuận mà còn cho cả khu vực miền Trung và cả nước.
Năng lượng tái tạo là xu hướng mà các nước trên thế giới đang hướng đến, vì vừa phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế, nhu cầu sử dụng điện sinh hoạt cho người dân, đồng thời lại đảm bảo cho một môi trường xanh, sạch, thân thiện và an toàn với con người.
- Trân trọng cảm ơn ông!
Có thể bạn quan tâm
Ninh Thuận đột phá với những dự án lớn
19:19, 06/04/2022
Ninh Thuận: Khởi công dự án có tổng vốn đầu tư hơn 4.779 tỷ đồng
18:36, 09/12/2021
Xây dựng Ninh Thuận thành trung tâm năng lượng tái tạo
11:15, 16/06/2021
Cảnh báo nguy hiểm từ sự cố rò rỉ tại nhà máy điện hạt nhân Trung Quốc
16:49, 14/06/2021
Điều kiện để Việt Nam tái khởi động điện hạt nhân từ năm 2035?
11:00, 16/09/2020
Tái khởi động dự án điện hạt nhân?
12:27, 31/08/2019
Chuyển đổi mặt bằng nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận
15:19, 31/10/2018