Đường ĐH.92 - Hưng Yên: Chậm tiến độ vì loay hoay xác định nguồn ngốc đất

LAN VŨ 03/12/2021 13:23

Sau hơn 3 năm triển khai, dự án đã không thể về đích đúng hạn, toàn bộ tuyến đường vẫn còn dang dở, nhiều hạng mục chưa hoàn thành.

>>>Hải Phòng: Quận Ngô Quyền bị phê bình trong giải phóng mặt bằng dự án đầu tư công

>>>Hóa giải nỗi lo tiến độ giải phóng mặt bằng

Đó là thực trạng của dự án đầu tư xây dựng công trình cải tạo, nâng cấp ĐH.92, đoạn từ Km0 + 385 – Km5+100, huyện Tiên Lữ, Hưng Yên. Dự án có chiều dài 4,87km, qua địa bàn các xã Minh Phượng, Đức Thắng, Cương Chính và Trung Dũng (huyện Tiên Lữ), được UBND tỉnh Hưng Yên phê duyệt ngày 30/10/2017 tại Quyết định số 2877/QĐ-UBND.

Theo kế hoạch, dự án sẽ được hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 2020. Tuy nhiên đến nay, sau hơn 3 năm triển khai, dự án đã không thể về địch đúng hạn. Nguyên nhân được cho là do chưa giải quyết xong đền bù, giải phóng mặt bằng và bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công.

Thực tế cho thấy, việc chậm tiến độ giải phóng mặt bằng ở một số nơi trên địa bàn huyện, hiện nay không phải do chế độ, chính sách đền bù của Nhà nước mà do ngành chức năng và chính quyền địa phương ở một số xã không thể xác định chính xác, cụ thể nguồn gốc đất đai của một số hộ dân hai bên đường để xây dựng phương án đền bù. Trong khi trước đây, công tác quản lý đất đai ở nhiều nơi bị buông lỏng; nhiều vi phạm tồn tại kéo dài. Thậm chí nhiều hộ dân khi được thống kê, kiểm đếm không có bất cứ giấy tờ có tính pháp lý nào liên quan đến đất ở. Vì vậy rất khó khăn cho địa phương lập phương án hỗ trợ, đền bù giải phóng mặt bằng. 

Đoạn đường xuống cấp qua địa bàn xã Trung Dũng

Đoạn đường xuống cấp qua địa bàn xã Trung Dũng

Tại địa bàn xã Trung Dũng, tuyến ĐH.92 có chiều dài 2,7km nhưng đến nay đơn vị mới làm được 1,2km, còn lại 1,5km phải dừng lại do khâu giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn. Theo ông Bùi Như Quỳnh - Chủ tịch UBND xã Trung Dũng, dự án triển khai thực hiện qua địa bàn xã chậm tiến độ là do vướng mắc trong khâu giải phóng mặt bằng. Nguyên nhân chính dẫn đến tiến độ giải phóng mặt bằng chậm là do chính quyền xã không xác định được chính xác, cụ thể nguồn gốc đất của một số hộ dân hai bên đường nên chưa xây dựng được phương án đền bù, hỗ trợ. Hoặc có những hộ đã xác định được nguồn gốc đất nhưng lại không chấp thuận phương án đền bù đất và tài sản trên đất.

>>Hóa giải nỗi lo tiến độ giải phóng mặt bằng

>>Hải Phòng: Quận Ngô Quyền bị phê bình trong giải phóng mặt bằng dự án đầu tư công

“Con đường đau khổ” được người dân 2 thôn An Tràng và Hoàng Xá đặt cho đường ĐH.92, vì chậm tiến độ mà hậu quả người dân phải gánh chịu bao năm nay, gây bức xúc cho người dân. Mặt đường xuống cấp với chi chít ổ voi, ổ trâu. Khi trời nắng thì bụi mù mịt, khi trời mưa do đường nhỏ hẹp lại không có hệ thống thoát nước nên đường biến thành ao gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Tại xã Minh Phượng, dự án đi qua 3 thôn Điềm Đông, Điềm Tây và Mai Xá với gần 200 thửa đất liên quan cần giải phóng mặt bằng bàn giao cho đơn vị thi công. Mặc dù đến nay, xã đã hoàn thiện hồ sơ đền bù và chủ đầu tư đã chấp thuận phương án đền bù, nhưng đến nay mới chỉ có 38 hộ nhận tiền đền bù và bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công. Không có mặt bằng, nhà thầu không thể thi công, làm dứt điểm từng đoạn đường mà mỗi nơi thi công một chút khiến tuyến đường ĐH.92 ngày càng xuống cấp, tại nhiều điểm đã hình thành ổ voi, ổ gà. Đặc biệt, những hôm trời mưa có những chỗ đã hình thành các vũng nước chiếm chọn cả con đường, khiến cho việc lưu thông của người dân gặp khó khăn.  

“Con đường đau khổ” là tên được người dân 2 thôn An Tràng và Hoàng Xá đặt cho đường ĐH.92,

“Con đường đau khổ” là tên được người dân 2 thôn An Tràng và Hoàng Xá đặt cho đường ĐH.92,

Được biết, trong các kỳ họp HĐND xã, người dân các thôn trên đã nhiều lần đề nghị chính quyền địa phương và UBND huyện Tiên Lữ sớm đẩy nhanh tiến độ dự án để đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hoá của nhân dân. Tuy nhiên, việc thi công dự án vẫn “giậm chân tại chỗ”, người dân vẫn hàng ngày phải chịu đựng khi đi trên đường ĐH.92.

Ông Bùi Trung Kiên - Phó Chủ tịch UBND huyện Tiên Lữ cho biết, hiện huyện Tiên Lữ yêu cầu Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng huyện tiếp tục làm việc với các địa phương để sớm hoàn thành giải phóng mặt bằng và đẩy nhanh tiến độ thi công, đồng thời, tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng thi công; chủ động báo cáo những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thi công để có hướng giải quyết kịp thời. Đặc biệt, huyện yêu cầu các địa phương trong vùng dự án cần phối hợp với các ngành chức năng tiến hành kiểm tra, rà soát đẩy nhanh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất làm cơ sở cho việc đền bù giải phóng mặt bằng và xử lý kiên quyết các trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai, phấn đấu đến hết năm 2021 sẽ bàn giao mặt bằng sạch cho đơn vị thi công để triển khai thực hiện dự án.

Có thể bạn quan tâm

  • Gỡ vướng giải phóng mặt bằng ở Sầm Sơn - Thanh Hóa

    Gỡ vướng giải phóng mặt bằng ở Sầm Sơn - Thanh Hóa

    16:40, 20/11/2021

  • Tách giải phóng mặt bằng ra khỏi dự án đầu tư có khả thi?

    Tách giải phóng mặt bằng ra khỏi dự án đầu tư có khả thi?

    13:00, 08/08/2021

  • Thí điểm cơ chế đặc thù giải phóng mặt bằng: Quan trọng vẫn là bồi thường thỏa đáng

    Thí điểm cơ chế đặc thù giải phóng mặt bằng: Quan trọng vẫn là bồi thường thỏa đáng

    04:00, 07/05/2021

  • Rút ngắn khâu giải phóng mặt bằng: Cơ chế đặc thù nhưng kết quả chưa đặc biệt

    Rút ngắn khâu giải phóng mặt bằng: Cơ chế đặc thù nhưng kết quả chưa đặc biệt

    06:00, 05/05/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Đường ĐH.92 - Hưng Yên: Chậm tiến độ vì loay hoay xác định nguồn ngốc đất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO