EU đủ sức đối trọng Trung Quốc?

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 21/04/2021 06:20

EU chính thức bày tỏ tham vọng tại châu Á - Thái Bình Dương, nhưng khối này không phải là đối thủ xứng tầm với Trung Quốc!

EU sẽ hiện diện tại châu Á với tư cách là trọng tài

EU sẽ hiện diện tại châu Á với tư cách là trọng tài

Liên minh châu Âu (EU) vừa công bố kế hoạch hiện diện “có ý nghĩa” ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Như vậy có nghĩa, không gian chiến lược tại châu Á ngày một chật hẹp, phá vỡ thế “độc hành” của Bắc Kinh.

Trong kế hoạch này, EU không ngại ngần nói rõ: Giải quyết sự trỗi dậy của Trung Quốc với các chủ đề gồm giảm phụ thuộc vào nước này và mở rộng vai trò của châu Âu trong số hóa khắp Đông Nam Á.

Một châu Âu đang kiệt quệ, khối này có gì để chạy đua với Trung Quốc, Mỹ tại châu Á? EU hiện nay hầu như không có vai trò gì tại khu vực này, rào cản không nhỏ chính là thể chế Liên minh châu lục.

Đức, Anh, Hà Lan, Pháp cảm thấy sốt ruột khi Trung Quốc trỗi dậy, nhưng rất khó thuyết phục 23 thành viên EU còn lại ký cam kết cùng chĩa mũi dùi về phía Trung Quốc.

Lý do đơn giản là hầu hết các thành viên nhỏ của EU có mối quan hệ kinh tế mật thiết với Trung Quốc, nếu không muốn nói là phụ thuộc nguồn nguyên, nhiên liệu, và thị trường xuất khẩu hàng hóa.

Thậm chí, Italy có dấu hiệu ngả về phía Trung Quốc khi chính phủ nước này đồng ý hợp tác trong khung khổ “Vành đai và Con đường” để đổi lấy nguồn vốn đầu tư. Trong khi đó Bruxelles không đủ khả năng giải quyết cơn khủng hoảng tài chính cho các thành viên.

Cả Mỹ và EU lẫn Trung Quốc đều xác định Đông Nam Á là trọng tâm chính sách, nếu như Washington có mối quan hệ mật thiết với một vài nước trong khu vực này thì EU hầu như không để lại dấu ấn gì đậm nét.

Ngược lại, Bắc Kinh có lợi thế láng giềng gần, hơn nữa các nước Đông Nam Á từ lâu đã xem Trung Quốc là đối tác “không thể thiếu”, thậm chí một vài quốc gia bị ràng buộc chặt chẽ bởi đã vay vốn Trung Quốc quá nhiều.

Dĩ nhiên, cách tiếp cận của EU giống Mỹ, đó là một lợi thế trước Trung Quốc. Theo đó, sẽ “thiết lập giám sát toàn diện về an ninh và tự do hàng hải theo luật pháp quốc tế”, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) mà Trung Quốc bị cáo buộc vi phạm tại Biển Đông.

Lợi thế của EU là bào vệ lẽ phải

Lợi thế của EU là bào vệ lẽ phải

EU tập trung vào hợp tác hơn là đối đầu tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nhận định khu vực đang gặp rủi ro do “căng thẳng gia tăng về thương mại và chuỗi cung ứng, cũng như trong các lĩnh vực công nghệ, chính trị và an ninh”, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của EU.

Việc EU tăng cường hiện diện tại châu Á sẽ góp phần quốc tế hóa những vấn đề hóc búa hiện nay, trong đó Biển Đông luôn nhận được sự quan tâm nhiều nhất.

Rõ ràng, bản kế hoạch trên gián tiếp xác nhận EU và Mỹ cùng chí hướng trong cuộc cạnh tranh với Trung Quốc tại châu Á. Cách lựa chọn hành động của Bắc Kinh ngày càng hẹp đi.

Có nghĩa rằng, Trung Quốc phải bớt ngông cuồng, coi thường luật pháp quốc tế nếu không muốn bị các nước có tranh chấp lợi ích trực tiếp lần lượt quay lưng ngả về phương Tây.

Sự hiện diện của EU là có lợi cho khu vực, nhất là các quốc gia chưa toàn vẹn lãnh thổ. Mặc dù “tác dụng phụ” để lại không hề ít. Bài học lịch sử cho thấy, những cơ hội/ thời điểm như thế này không xuất hiện nhiều.

Lịch sử cũng chứng minh, khi thấy có lợi, các cường quốc không ngại bắt tay nhau bỏ rơi các nước phụ thuộc.

Có thể bạn quan tâm

  • Chính sách châu Á - Thái Bình Dương của Joe Biden sẽ như thế nào?

    Chính sách châu Á - Thái Bình Dương của Joe Biden sẽ như thế nào?

    06:00, 09/11/2020

  • [Thế giới hậu COVID-19] Thế kỷ của châu Á - Thái Bình Dương

    [Thế giới hậu COVID-19] Thế kỷ của châu Á - Thái Bình Dương

    06:00, 13/04/2020

  • Kiến tạo “Thành phố đáng sống của châu Á - Thái Bình Dương”

    Kiến tạo “Thành phố đáng sống của châu Á - Thái Bình Dương”

    14:00, 29/11/2019

  • Kỷ nguyên châu Á - Thái Bình Dương Kỳ II: Chiến lược nào cho các nước nhỏ?

    Kỷ nguyên châu Á - Thái Bình Dương Kỳ II: Chiến lược nào cho các nước nhỏ?

    07:00, 26/10/2019

  • Kỷ nguyên Châu Á - Thái Bình Dương Kỳ I: Cuộc dịch chuyển tất yếu

    Kỷ nguyên Châu Á - Thái Bình Dương Kỳ I: Cuộc dịch chuyển tất yếu

    07:00, 19/10/2019

  • Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương sẽ chiếm 1/3 nhu cầu nhân sự ngành hàng không

    Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương sẽ chiếm 1/3 nhu cầu nhân sự ngành hàng không

    13:20, 04/09/2019

  • EU “xoay trục” châu Á - Thái Bình Dương

    EU “xoay trục” châu Á - Thái Bình Dương

    11:06, 22/02/2019

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
EU đủ sức đối trọng Trung Quốc?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO