EU ngày càng sốt sắng với “mối họa Trung Quốc”

Diendandoanhnghiep.vn Khi EU sốt sắng ngăn chặn nguy cơ từ Trung Quốc thì hệ thống "mạng nhện tài chính" Trung Quốc đã bao phủ "lục địa già".

Cảng Piraeus của Hy Lạp đã rơi vào tay Trung Quốc

Cảng Piraeus của Hy Lạp đã rơi vào tay Trung Quốc

>> EU ra sáng kiến "vặn sườn" BRI

Liên minh châu Âu (EU) sẽ công bố một khung khổ thương mại mới để trừng phạt các nước có hành vi bắt nạt kinh tế chẳng hạn như áp đặt rào cản thuế quan, đình chỉ tiếp cận thị trường thông qua việc sử dụng hạn ngạch hoặc giấy phép kinh doanh, hạn chế tiếp cận các chương trình mua sắm công và thị trường đầu tư.

Theo dự thảo, những bên bị phát hiện có hành vi cưỡng ép có thể bị chặn tiếp cận nguồn cung hàng hóa nằm trong danh sách kiểm soát xuất khẩu của EU, bị tước quyền sở hữu trí tuệ, bị loại khỏi các lĩnh vực tài chính hoặc hóa chất, hoặc đối mặt với các rào cản về vệ sinh hay kiểm dịch thực vật khi khai thác thị trường thực phẩm của EU.

Động thái mới này được cho là nhắm vào cường quốc thương mại Trung Quốc sau khi Latvia - một thành viên của EU bị Trung Quốc ngăn chặn xuất khẩu do có mối quan hệ với Đài Loan - một vùng lãnh thổ mà Bắc Kinh khẳng định không có tư cách độc lập về chính trị cũng như ngoại giao quốc tế.

Dĩ nhiên, đó chỉ là bề nổi, vấn đề với Trung Quốc còn phức tạp hơn nhiều, phương Tây đang thúc đẩy nhiều kế hoạch để ngăn chặn Trung Quốc, ít nhất là trên lãnh thổ của 27 nước thành viên.

Mới đây, EU đã công bố sáng kiến “Cổng toàn cầu” trị giá 300 tỷ Eur tập trung vào nhiều lĩnh vực tân tiến, đáng chú ý, dự án này đưa ra hệ thống tôn chỉ mục đích hoàn toàn đối lập với những gì BRI của Trung Quốc đang thực hiện ở trên 100 quốc gia. Theo hướng, nếu được chọn lựa một lần nữa, những con nợ hiện thời của Trung Quốc sẽ chọn “Cổng toàn cầu”.

Ngay tại chính “lục địa già” ảnh hưởng của Trung Quốc chưa thể kiểm kê hết, Bắc Kinh đã chi 3 tỷ USD mua lại con cảng nước sâu ở Hy Lạp - cửa khẩu tiến vào trung tâm châu lục này để đầu tư, mua bán, sáp nhập doanh nghiệp chiến lược ở Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, thậm chí ở Đức.

EU rất sốt sắng với mối họa Trung Quốc

EU rất sốt sắng với mối họa Trung Quốc

>> Tiếng chuông cảnh báo từ châu Âu

Cơ hội này mở ra khi khủng hoảng tài chính 2008 bùng phát, kéo theo sụp đổ nợ công tràn lan ở châu Âu. Bắc Kinh với kho tiền khổng lồ đã kịp thời xuất hiện đóng vai “ngân hàng Thế giới”, cho vay, mua lại nợ Chính phủ, cứu trợ, ký kết hàng loạt dự án hạ tầng, công nghiệp.

Rất nhiều nơi ở trung tâm châu Âu, công ty nhà nước Trung Quốc làm chủ dự án xây dựng khu phức hợp công nghiệp tại Ailen; khu kinh tế Trung Quốc - Pháp, mua lại cổ phiếu công ty lọc dầu Grangemouth của Anh; chủ thầu xây dựng cao tốc nối Đức - Ba Lan

Trong cuốn sách “Sự ngạo mạn Trung Quốc” nhà báo Erik Izraelewicz ước lượng, nước này hiện nắm khoảng 630 tỷ Eur trái phiếu châu Âu. Ông chủ Trung Quốc, thương nhân Hoa kiều từ lớn đến bé buôn bán trong tất cả các lĩnh vực từ thời trang đến xe hơi, dược phẩm,…ở châu Âu.

Vấn đề là cố gắng của EU tới mức nào khi toàn khối nhập siêu từ Trung Quốc, nghiêm trọng hơn nữa là không thể làm mất lòng ông chủ nợ!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết EU ngày càng sốt sắng với “mối họa Trung Quốc” tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714046157 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714046157 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10