Sáng kiến mới ra đời của EU "đánh" thẳng vào những bê bối mà các chương trình đầu tư, xây dựng của Trung Quốc đang mắc phải.
>>Liên minh châu Âu sẽ tan rã?
Sáng kiến “Cổng toàn cầu” của Liên minh châu Âu (EU) dự kiến huy động 300 tỷ Eur nhằm thúc đẩy các liên kết thông minh, sạch và an toàn trong lĩnh vực kỹ thuật số, năng lượng và giao thông, đồng thời củng cố các hệ thống y tế, giáo dục và nghiên cứu trên toàn thế giới.
Tham vọng của EU là thiết kế lại cách thức kết nối toàn cầu trong kỷ nguyên mới, tập trung đầu tư hạ tầng “cứng” lẫn “mềm”, đầu tư bền vững tôn trọng các tiêu chuẩn xã hội và môi trường cao nhất, phù hợp với các giá trị dân chủ của EU cũng như các quy tắc và tiêu chuẩn quốc tế.
Ngân hàng Đầu tư Châu Âu (EIB) và Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Châu Âu (EBRD) cùng với các tổ chức tài chính khác, và nguồn vốn tư nhân từ các quốc gia thành viên sẽ đài thọ cho “Cổng toàn cầu”.
Gần đây, các nước G7 do Tổng thống Mỹ, Joe Biden khởi xướng cũng lên kế hoạch chương trình “xây dựng lại thế giới” trị giá hàng chục nghìn tỷ USD, cũng như Global Gateway, các tiêu chí - nếu đặt cạnh những chương trình của Trung Quốc (BRI) là một sự đối nghịch.
Nếu như sáng kiến Vành đai và Con đường của Bắc Kinh ngày càng phát lộ nhiều mối nguy hiểm về nợ, tài chính, thiếu hiệu quả, sang nhượng dự án cho chủ đầu tư thì các chương trình của phương Tây cố gắng vá lỗ hổng do Trung Quốc tạo ra.
>>Tiếng chuông cảnh báo từ châu Âu
Ví dụ, đầu tư bền vững, tôn trọng các tiêu chuẩn xã hội và môi trường của Global Gateway là điểm đáng chú ý. Trong khi đó, rất nhiều dự án của Trung Quốc ở Myanmar, Sudan, Congo, Uganda, Iran,…tập trung vào nguồn tài nguyên quý hiếm, lấy hạ tầng đổi khoáng sản chiến lược.
Ở nhiều quốc gia Trung Á, Bắc Phi có chỉ số dân chủ thấp, tệ tham nhũng tràn lan và khả năng trả nợ không được các tổ chức xếp hạng quốc tế “đánh giá an toàn” nhưng các ngân hàng Trung Quốc vẫn duyệt chi hàng chục tỷ USD cho vay. Hệ quả khiến nhiều nước phải sang nhượng dự án bù nợ.
Một trường hợp khác ở quốc gia Trung Mỹ, Costa Rica, Trung Quốc từng xây sân vận động lớn nhất khu vực tặng nước này, điều kiện là tất cả vật liệu xây dựng đều mang sang từ Trung Quốc, được miễn thuế hoàn toàn.
Tận dụng cơ hội này, hàng loạt doanh nghiệp Trung Quốc ồ ạt đổ bộ thị trường tiềm năng, dĩ nhiên là dưới lá chắn nhập khẩu thiết bị phục vụ xây dựng công trình hữu nghị. Thậm chí, đơn vị thi công “đẻ” ra một công ty con tại địa phương để tham gia đấu giá và trúng thầu nhiều dự án hời.
Chương trình này sẽ giúp đảm bảo một sân chơi bình đẳng hơn cho các doanh nghiệp EU tại các thị trường nước thứ ba, nơi họ ngày càng phải cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài nhận được sự hỗ trợ lớn từ chính phủ của họ, và do đó tạo điều kiện thuận lợi cho họ tham gia vào các dự án cơ sở hạ tầng.
Mục đích này sẽ gián tiếp tạo ra đối thủ cạnh tranh với Trung Quốc trên thị trường quốc tế. Như vậy, cam kết của Global Gateway đặt BRI vào tình thế khó xử, nhưng là tín hiệu tốt với các nước kém phát triển.
Có thể bạn quan tâm