EVFTA - tiền đề để Việt Nam "tăng tốc"

NGUYỄN VIỆT 05/08/2022 11:47

Khi môi trường đầu tư mở, thuận lợi, triển vọng xuất khẩu hấp dẫn hơn sẽ thu hút đầu tư từ CH Séc và các nước thành viên EU vào Việt Nam nhiều hơn.

>>EVFTA và những chỉ số niềm tin

Trong đó có các lĩnh vực như dịch vụ, tài chính, ô tô, chế biến chế tạo, công nghệ thông tin, công nghệ cao, nông sản thực phẩm chế biến.

TS, Luật gia Lê Hoàng Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Pháp luật Kinh doanh và đầu tư châu Âu. Ảnh: Nguyễn Triệu

TS, Luật gia Lê Hoàng Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Pháp luật Kinh doanh và đầu tư châu Âu. Ảnh: Nguyễn Triệu

TS, Luật gia Lê Hoàng Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Pháp luật Kinh doanh và đầu tư châu Âu nhấn mạnh tại Hội thảo khoa học "Hai năm thực hiện Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA): Tác động kinh tế - xã hội và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam", vừa diễn ra gần đây.

Theo TS. Lê Hoàng Anh Tuấn, với những ưu đãi mà Hiệp định EVFTA mang lại, cả Việt Nam và CH Séc đều được hưởng lợi. Đối với Việt Nam, những cam kết mở cửa thị trường mạnh mẽ, cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu lên tới gần 100% biểu thuế trong Hiệp định EVFTA, cơ hội gia tăng xuất khẩu của Việt Nam là rất lớn, nhất là đối với những mặt hàng lợi thế như dệt may, da giày, nông thủy sản, đồ gỗ.

“Đây là những mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của Việt Nam sang CH Séc trong nhiều năm qua. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ được lợi từ nguồn hàng hóa, nguyên liệu nhập khẩu với chất lượng tốt và ổn định với mức giá hợp lý hơn từ CH Séc cũng như các nước thành viên khác của EU”, TS. Lê Hoàng Anh Tuấn nói.

Đáng chú ý là nguồn máy móc, thiết bị, công nghệ kỹ thuật cao từ CH Séc và các nước EU sẽ giúp nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm của Việt Nam. Đồng thời, khi hàng hóa, dịch vụ từ CH Séc và các nước thành viên EU nhập khẩu vào Việt Nam sẽ tạo ra một sức ép cạnh tranh để doanh nghiệp Việt Nam nỗ lực cải thiện năng lực cạnh tranh.

Với Hiệp định EVFTA, chuỗi giá trị mới của Việt Nam với CH Séc và các đối tác trong tổ chức EU sẽ được hình thành, ngày càng nâng cao vị thế của Việt Nam trong nền kinh tế thế giới. Đặc biệt, khi môi trường đầu tư mở, thuận lợi, triển vọng xuất khẩu hấp dẫn hơn sẽ thu hút đầu tư từ CH Séc và các nước thành viên EU vào Việt Nam nhiều hơn, trong đó có các lĩnh vực như dịch vụ, tài chính, ô tô, chế biến chế tạo, công nghệ thông tin, công nghệ cao, nông sản thực phẩm chế biến.

Đây là những thế mạnh của các đối tác châu Âu mà Việt Nam có cơ hội tiếp cận và học hỏi kinh nghiệm. Đối với CH Séc, ngoài các phương thức thương mại truyền thống, các công ty của CH Séc ngày càng quan tâm đến việc chuyển giao công nghệ và đầu tư của họ sang Việt Nam.

CH Séc là một cường quốc ô tô của châu Âu, do đó có tiềm năng lớn nhất trong việc chuyển giao công nghệ ô tô cho Việt Nam. Tính theo bình quân đầu người, CH Séc đứng thứ hai trên thế giới về sản xuất ô tô chở khách và có truyền thống lâu đời và mạnh về sản xuất xe tải và xe buýt.

>>Tận dụng EVFTA, thúc đẩy thương mại Việt Nam - Đức

>>Thương mại Việt Nam – EU tăng trưởng mạnh mẽ nhờ EVFTA

>>EVFTA – Đòn bẩy thúc đẩy thương mại cho doanh nghiệp Việt Nam

Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: Nguyễn Triệu

Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: Nguyễn Triệu

Các thương hiệu xe hơi truyền thống của Séc như Škoda, Tatra hay Avia đang tìm kiếm cơ hội mới ở châu Á và cũng có kế hoạch thâm nhập thị trường ô tô tại Việt Nam. Với những thế mạnh như vậy, cùng với những ưu đãi do Hiệp định EVFTA mang lại, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp của CH Séc tăng cường xuất khẩu và đầu tư vào thị trường Việt Nam.

Theo nhận định của Tham tán Kinh tế CH Séc tại Việt Nam David Jarkulish, đối với nhiều mặt hàng xuất khẩu của CH Séc sang Việt Nam, như máy móc thiết bị, thủy tinh, vũ khí, đạn dược hoặc đồ chơi… thuế sẽ giảm xuống 0% hoặc chỉ còn là một phần nhỏ so với thuế suất hiện hành.

Nhập khẩu xe có động cơ và phụ tùng ô tô, nhập khẩu nông sản, bao gồm nhập khẩu bia và hoa bia của Séc, sẽ được tự do hóa hoàn toàn sau đó một thời gian ngắn, trong khoảng từ 4 đến 11 năm.

EVFTA sẽ cho phép các công ty Séc tiếp cận mua sắm công tại Việt Nam một cách minh bạch, không phân biệt đối xử và việc bảo vệ bản quyền, bằng sáng chế đối với các sản phẩm dược phẩm cũng sẽ được tăng cường.

“Chúng tôi kỳ vọng rằng EVFTA sẽ làm tăng xuất khẩu nông sản và thực phẩm của Séc sang Việt Nam khoảng 20%. Sau khi kết thúc tất cả các giai đoạn chuyển tiếp, xuất khẩu sản phẩm kỹ thuật của Séc sẽ tăng 35%. Xuất khẩu các sản phẩm thủy tinh của Séc có thể tăng tới 269%”, ông David Jarkulish bày tỏ.

Như vậy, bên cạnh những thuận lợi sẽ có cả những thách thức đối với Việt Nam đó là sự cạnh tranh của các doanh nghiệp CH Séc trên thị trường Việt Nam. Trong quá trình thực hiện Hiệp định EVFTA, Việt Nam phải thực hiện những yêu cầu đặt ra trong việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thể chế, chính sách pháp luật theo hướng minh bạch hơn, thuận lợi và phù hợp hơn với thông lệ quốc tế.

Tuy nhiên, TS. Lê Hoàng Anh Tuấn cho rằng, những yêu cầu của Hiệp định EVFTA sẽ là những tiền đề quan trọng đưa Việt Nam ngày càng hòa nhập hơn với môi trường đầu tư kinh doanh, pháp luật và những tiêu chuẩn quốc tế, giúp Việt Nam tăng tốc phát triển lên một tầm cao mới.

Có thể bạn quan tâm

  • Tận dụng EVFTA, thúc đẩy thương mại Việt Nam - Đức

    14:49, 15/12/2021

  • Thương mại Việt Nam – EU tăng trưởng mạnh mẽ nhờ EVFTA

    17:28, 28/10/2021

  • Doanh nghiệp Nghệ An - cơ hội và thách thức tham gia EVFTA

    14:54, 28/10/2021

  • “EVFTA – Sức bật cho hợp tác thương mại đầu tư trong bối cảnh bình thường mới”

    14:00, 26/10/2021

  • EVFTA và những chỉ số niềm tin

    13:51, 28/08/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
EVFTA - tiền đề để Việt Nam "tăng tốc"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO