Gần một thế kỷ trước, Henry Ford đã từ chối yêu cầu giúp đỡ của Trung Quốc để xây dựng một “hệ thống công nghiệp mới”. Nhưng giờ đây, Ford mới là người cần sự trợ giúp.
>>>Ford và Meta: 2 hướng trái ngược cho tương lai
Gần một thế kỷ trước, Tôn Trung Sơn, người được coi là Cách mạng tiên hành giả (người tiên phong của cách mạng) tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, đã viết một lá thư cho Henry Ford, người sáng lập Ford Motor. Ông đề nghị Ford đầu tư vào đất nước của mình và giúp Trung Quốc xây dựng một “hệ thống công nghiệp mới”.
Phản ứng của nhà công nghiệp người Mỹ và người sáng lập Công ty Ford Motor lúc bấy giờ đối với bức thư năm 1924 rất cộc lốc: Không, cảm ơn!
Giờ đây, 99 năm sau, gió đã đổi chiều!
Sau nhiều thập kỷ gia công sản xuất ở nước ngoài, làm suy giảm khả năng sản xuất, nước Mỹ gần đây đang muốn thúc đẩy đầu tư mạnh vào việc xây dựng lại cơ sở công nghiệp trong nước. Thêm vào đó, sự gián đoạn của chuỗi cung ứng toàn cầu, cùng với những căng thẳng địa chính trị và cạnh tranh công nghệ cao với chính Trung Quốc, đã buộc gã khổng lồ công nghiệp của Mỹ phải cần đến sự trợ giúp của Bắc Kinh.
Ford là gì? Đó là gã khổng lồ xe hơi nổi danh đến từ nước Mỹ được sáng lập bởi Henry Ford vào ngày 16/6/1903 và hiện đang có trụ sở tại Dearborn, bang Michigan (Mỹ). Mặc dù đã trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, nhưng cho đến hiện tại Ford vẫn đang là một trong những cái tên Mỹ nổi danh nhất, lớn nhất trên thị trường quốc tế.
Còn CATL mặc dù hiện đang là nhà sản xuất pin xe điện lớn nhất thế giới, nhưng đó là cái tên mới xuất hiện trong khoảng 1 thập kỉ trở lại đây, khi Trung Quốc tung ra các chính sách trợ cấp lớn cho chiến lược phát triển các loại xe sử dụng năng lượng mới.
Nhưng, theo hãng thông tấn Reuters đưa tin, Ford mới đây đã tuyên bố sẽ xây dựng một nhà máy sản xuất pin xe điện trị giá 3,5 tỷ USD ở Michigan, sử dụng công nghệ "được cấp phép" từ gã khổng lồ pin CATL của Trung Quốc.
Rõ ràng mọi thứ đã có sự đảo chiều mạnh mẽ của bánh xe lịch sử.
>>>Ứng phó khủng hoảng chuỗi cung ứng kiểu Henry Ford
>>>Ford bán ít xe nhưng cổ phiếu vẫn thăng hoa
Các phương tiện truyền thông Trung Quốc đã mô tả mối quan hệ đối tác của CATL với Ford là “một bước đi chiến lược” với khả năng mang lại lợi nhuận khổng lồ trong thời gian dài. Ford sẽ có 100% quyền sở hữu nhà máy pin xe điện mới, trong khi CATL sẽ kiếm được phí cấp phép và phí dịch vụ từ việc chia sẻ bí quyết kỹ thuật của mình.
Hiện tại, CATL đang là công ty sản xuất pin xe điện lớn nhất thế giới với 37% thị trường toàn cầu tính đến cuối năm 2022, nhưng có một thực tế là dù CATL đã tích cực mở rộng quy mô sản xuất của mình ở châu Âu, nhưng họ vẫn chưa thể mở một nhà máy nào ở Mỹ. Giờ đây, thỏa thuận cấp phép công nghệ với Ford đã giúp họ có chỗ đứng quan trọng trên thị trường nước Mỹ.
Robin Zeng, người sáng lập CATL, đã từng phát biểu vào tháng 2 năm ngoái rằng công ty “chắc chắn sẽ thâm nhập thị trường Mỹ”. Và điều này đã đến, một năm sau, CATL đã tìm được lối vào.
Nhưng, không phải ngẫu nhiên mà Henry Sanderson, biên tập viên điều hành của Benchmark Mineral Intelligence, đã nhận định: “Thực tế là Mỹ cần chuyên môn của Trung Quốc để cung cấp pin LFP (lithium-iron-phosphate) chi phí thấp, khiến cho xe điện sẽ có giá rẻ hơn. Đó là một cú chuyển giao công nghệ ngược, phản ánh bước đi đầu của Trung Quốc trong quá trình chuyển đổi năng lượng”.
Có thể bạn quan tâm
Ford và Meta: 2 hướng trái ngược cho tương lai
04:10, 03/11/2022
Ford lãi hơn 8,2 tỷ USD nhờ đầu tư vào startup Rivian
04:38, 21/01/2022
Ford lần đầu tiên đạt mức vốn hóa 100 tỷ USD
11:00, 14/01/2022
Ford, Volkswagen và Toyota quyết đấu Tesla trên chiến trường ôtô điện
03:30, 13/01/2022
“Profile” khủng của ông trùm ngành pin CATL - đối tác chiến lược mới của VinFast
14:03, 01/11/2022
CATL và VinFast hợp tác chiến lược toàn cầu, thúc đẩy di chuyển điện hóa
15:34, 31/10/2022