Hai phần ba số người tham gia khảo sát cho biết họ rất lạc quan và sẽ biết ơn về việc có một người đồng nghiệp là robot.
Nhiều người đã cảnh báo rằng trí thông minh nhân tạo có thể trở thành một trong những công nghệ tranh giành lấy công việc của con người lớn nhất mọi thời đại. Nhưng trong khi chưa một ai có thể kiểm nghiệm điều đó thì một cuộc khảo sát gần đây lại đưa ra các thông tin trái chiều và có xu hướng tốt về điều này. Nó cho thấy 88% công nhân Trung Quốc nói họ tin tưởng vào robot hơn là người quản lý là con người.
Nghiên cứu được đưa ra bởi công ty phần mềm Oracle và công ty nghiên cứu Future Workplace của Mỹ, cho thấy Trung Quốc là nơi mà mức độ tin cậy về robot tại nơi làm việc cao hơn mức trung bình của thế giới, với khoảng 2/3 công nhân tin tưởng AI hơn các nhà quản lý của họ. Nó chỉ kém Ấn Độ ở mức 89%.
Theo khảo sát, những người được hỏi tin rằng AI có lợi thế hơn con người về lịch trình làm việc, đưa ra thông tin không thiên vị và giải quyết vấn đề. Bốn trong số năm người được khảo sát cho rằng robot có thể xử lý hầu hết mọi thứ tốt hơn một người quản lý là con người.
"AI đang định nghĩa lại không chỉ mối quan hệ giữa người lao động và người quản lý, mà còn là vai trò của người quản lý tại nơi làm việc do AI điều hành". Dan Schawbel, giám đốc nghiên cứu tại Future Workplace, cho biết. "Các nhà quản lý sẽ vẫn giữ vai trò liên quan trong tương lai nếu họ tập trung vào việc sử dụng các kỹ năng mềm, trong khi giao lại vấn đề về kỹ thuật hay các nhiệm vụ thường xuyên cho robot."
Kết quả khảo sát được đưa ra khi công nghệ AI bắt đầu tạo ra tác động lớn hơn tại nơi làm việc trên toàn thế giới. Khoảng một nửa số người tham gia khảo sát cho biết họ đã sử dụng một số dạng công nghệ AI trong công việc hàng ngày, tăng lên từ 32% vào năm ngoái.
Trái với nhận thức chung rằng mọi người sợ robot ở nơi làm việc, hai phần ba số người tham gia khảo sát cho biết họ rất lạc quan và biết ơn về việc có một đồng nghiệp là robot. Một phần tư số người được hỏi cho biết mối quan hệ của họ với AI tại nơi làm việc là tình yêu và sự hài lòng
Trung Quốc đã đặt các công nghệ mới nổi như AI, Internet vạn vật và robot vào trung tâm của các kế hoạch nâng cấp công nghiệp, đặt mục tiêu trở thành một trong những cường quốc sản xuất mạnh nhất thế giới vào năm 2025. Nền kinh tế số 2 thế giới này từ lâu đã là thị trường lớn nhất cho điện thoại thông minh và ô tô, có số lượng người dùng Internet nhiều nhất và có thể sẽ sớm có cơ sở hạ tầng di động 5G lớn nhất.
Trong lĩnh vực chế tạo robot, kế hoạch tổng thể công nghiệp của "Made in China 2025" dự kiến mở rộng gấp 10 lần số lượng robot công nghiệp ở nước này lên 1,8 triệu chiếc vào năm 2025. Dự báo sẽ có tới 70% số robot được sử dụng ở Trung Quốc thời điểm đó, tăng lên từ con số 50% vào năm 2020.