Gạo Việt “vượt mặt” gạo Thái Lan và Ấn Độ tại thị trường Singapore

THY HẰNG 20/04/2024 13:15

Tại thị trường Singapore, xuất khẩu gạo Việt lần đầu đạt 36,15 triệu SGD, chiếm thị phần 32,03%, cao hơn so với gạo Ấn Độ 6,96% và cao hơn Thái Lan 8,28%.

>>>Thử nghiệm kinh doanh tuần hoàn trong chuỗi giá trị cà phê và gạo

Thương vụ Việt Nam tại Singapore cho biết, 3 tháng đầu năm 2024 đánh dấu sự vươn lên của Việt Nam bởi lần đầu tiên chạm ngưỡng quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất vào thị trường Singapore trong giai đoạn gần đây, chiếm 32,03% thị phần, kim ngạch cao hơn so với Ấn Độ 6,96% và cao hơn Thái Lan 8,28%.

Tại thị trường Singapore, xuất khẩu gạo Việt lần đầu đạt 36,15 triệu SGD, chiếm thị phần 32,03%, cao hơn so với gạo Ấn Độ 6,96% và cao hơn Thái Lan 8,28%.

Tại thị trường Singapore, xuất khẩu gạo Việt lần đầu đạt 36,15 triệu SGD, chiếm thị phần 32,03%, cao hơn so với gạo Ấn Độ 6,96% và cao hơn Thái Lan 8,28%.

Theo thống kê của Cơ quan quản lý doanh nghiệp của Singapore, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Singapore trong 3 tháng đầu năm 2024 đạt kim ngạch khoảng 36,15 triệu SGD - tăng 80,46% so với cùng kỳ 2023. 

Đáng chú ý, bên cạnh mặt hàng thế mạnh truyền thống của Việt Nam là gạo tẻ trắng, 2 nhóm hàng khác là gạo nếp và gạo thơm xay xát hoặc tróc vỏ cũng vươn lên chiếm lĩnh phần lớn thị phần tại Singapore, lần lượt đạt 80,08% và 73,33%. Đây là nhân tố chính đưa Việt Nam vượt qua Thái Lan và Ấn Độ trở thành quốc gia chiếm thị phần gạo lớn nhất tại Singapore.

Theo Thương vụ Việt Nam tại Singapore, Thái Lan, Ấn Độ và Nhật Bản đang là các đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Việt Nam trên thị trường gạo Singapore. Việc Ấn Độ - đối thủ cạnh tranh về gạo tẻ trắng với Việt Nam, ban hành lệnh cấm xuất khẩu các loại gạo ngoài basmati từ ngày 20/7/2023, đã được các doanh nghiệp Việt Nam tận dụng tốt để gia tăng thị phần và giá trị kim ngạch xuất khẩu sang Singapore.

Đặc biệt, doanh nghiệp Việt Nam dường như đã mở rộng thành công thị trường sang các mặt hàng khác như gạo nếp và gạo thơm xay xát hoặc tróc vỏ. Dù vậy, xu hướng này vẫn cần thêm thời gian và sự cố gắng để duy trì bền vững vị trí đối tác lớn nhất. Bên cạnh đó, doanh nghiệp Việt Nam cần tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh, bảo đảm chất lượng sản phẩm gạo.

Để làm được như vậy, Thương vụ Việt Nam tại Singapore cho rằng, cần có sự hỗ trợ của các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội ngành hàng và các doanh nghiệp. Mặt khác, tăng cường xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp, tăng sự hiện diện sản phẩm trên địa bàn, duy trì bảo đảm chất lượng hàng hóa.

>>>Gạo Việt cần “kiên trì” nâng cao chất lượng để gia tăng giá trị

Không chỉ đón tin vui tại thị trường Singapore, Việt Nam là nhà cung ứng gạo quan trọng, luôn giữ vị thế số 1 xuất khẩu gạo vào thị trường Philippines. Đặc biệt, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Philippines Phùng Văn Thành còn cho rằng, gạo Việt được nhận định sẽ vẫn giữ vị trí số 1 tại Philippines và dư địa cũng như cơ hội là rất lớn để doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam tiếp tục khai thác mở rộng thị trường và gia tăng kim ngạch xuất khẩu.

Việt Nam là nhà cung ứng gạo quan trọng, luôn giữ vị thế số 1 xuất khẩu gạo vào thị trường Philippines.

Việt Nam là nhà cung ứng gạo quan trọng, luôn giữ vị thế số 1 xuất khẩu gạo vào thị trường Philippines.

Ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương đề nghị các địa phương, Hiệp hội Lương thực Việt Nam và các thương nhân tiếp tục nghiêm túc thực hiện duy trì dự trữ lưu thông tối thiểu, chế độ báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất theo yêu cầu của các Bộ, ngành liên quan theo quy định của Nghị định số 107/2018/NĐ-CP; chủ động phối hợp xây dựng liên kết vùng nguyên liệu năng suất, chất lượng cao phù hợp yêu cầu thị trường, quy chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của thị trường nhập khẩu, đảm bảo nguồn hàng ổn định, bền vững.

Đồng thời, chủ động nắm bắt tình hình thông tin mới, ứng phó kịp thời với các tình huống phát sinh tại địa phương và tại thị trường xuất khẩu; kịp thời báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành liên quan để phục vụ công tác điều hành xuất khẩu gạo.

Có thể bạn quan tâm

  • Thử nghiệm kinh doanh tuần hoàn trong chuỗi giá trị cà phê và gạo

    03:00, 30/03/2024

  • Gạo Việt cần “kiên trì” nâng cao chất lượng để gia tăng giá trị

    00:30, 14/03/2024

  • Gạo khan hiếm và cơ hội của Việt Nam

    03:30, 13/03/2024

  • Doanh nghiệp ngành gạo chờ đón triển vọng tươi sáng trong năm 2024

    05:20, 12/03/2024

  • "Báo động đỏ" tình trạng thiếu gạo toàn cầu

    03:00, 12/03/2024

  • Giá gạo liên tục giảm, doanh nghiệp cần làm gì?

    03:00, 07/03/2024

  • Hội nghị Lúa, Gạo toàn cầu 2024 lần đầu tổ chức tại Việt Nam

    11:01, 06/03/2024

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Gạo Việt “vượt mặt” gạo Thái Lan và Ấn Độ tại thị trường Singapore
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO