Giá nhiên liệu tăng, EVN thực hiện hàng loạt giải pháp giảm lỗ

Diendandoanhnghiep.vn Từ đầu năm đến nay, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đẩy mạnh tiết giảm chi phí sản xuất, kinh doanh, vận hành. Tuy vậy, do chi phí đầu vào quá lớn, EVN gặp áp lực với khoản lỗ khá lớn trong năm nay.

>>>Tập đoàn năng lượng Đan Mạch quan tâm điện gió ngoài khơi của Việt Nam

Từ đầu năm 2022 đến nay, tình hình thế giới có nhiều biến động lớn, đặc biệt giá nhiên liệu tăng cao dẫn đến nhiều nước trên thế giới gặp khó khăn về năng lượng. Theo tính toán, do biến động giá nhiên liệu như than, dầu, khí... trên thế giới làm cho chi phí sản xuất điện và mua điện của EVN tăng rất cao.

EVN vẫn đảm bảo cung ứng điện, đóng góp cho sự phát triển của đất nước trong bối cảnhp/chi phí liên tục tăng cao.

EVN vẫn đảm bảo cung ứng điện, đóng góp cho sự phát triển của đất nước trong bối cảnh chi phí liên tục tăng cao.

Từ diễn biến giá đó và nếu căn cứ kế hoạch vận hành hệ thống điện đã được Bộ Công Thương phê duyệt từ đầu năm thì kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2022 của EVN có thể lỗ lên tới 64.805 tỷ đồng.

Tuy vậy, EVN đã nỗ lực vừa tiết giảm chi phí, vừa hoàn thành tốt nhiệm vụ đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn cho sản xuất kinh doanh, sinh hoạt của nhân dân với nhu cầu điện tăng trưởng cao và đóng góp chung vào tăng trưởng kinh tế cả nước.

Nỗ lực giảm lỗ hơn 33.000 tỷ đồng

Theo lãnh đạo EVN, từ đầu năm, toàn tập đoàn đã quyết liệt thực hiện các giải pháp quản trị như tiết kiệm và cắt giảm chi phí. Điển hình như tiết kiệm 10% các chi phí thường xuyên; cắt giảm 20-30% chi phí sửa chữa tài sản cố định; tạm chi lương cho cán bộ công nhân viên bằng 80% mức lương bình quân năm 2020, tăng cường quản trị các khoản giảm giá thành điện...

Ngoài ra, doanh nghiệp thực hiện các giải pháp về tối ưu hóa dòng tiền, thực hiện thu cổ tức của các công ty cổ phần có vốn góp của EVN trong năm 2022. EVN cũng vận hành tối ưu hệ thống điện để phát tối đa nguồn thủy điện vì đây là nguồn có chi phí thấp.

>>> Ngành than và sự thiếu hụt của ngành điện

Tập đoàn cũng đã điều phối các hợp đồng mua than, ưu tiên các nguồn than có giá rẻ hơn để giảm chi phí phát điện; nỗ lực đàm phán với các chủ đầu tư các nhà máy điện BOT về sản lượng phát điện để tối ưu hóa chi phí chung.

Kết quả sản xuất kinh doanh 10 tháng đầu năm 2022 của công ty mẹ EVN lỗ khoảng 15.758 tỷ đồng, dự kiến ước tính cả năm 2022 có thể lỗ ở mức khoảng 31.360 tỷ đồng.

Theo tính toán, tổng các khoản EVN đã cố gắng để giảm lỗ nêu trên đạt khoảng 33.445 tỷ đồng và tác động làm giảm chi phí sản xuất của EVN, ngoài ra chi phí khâu truyền tải, phân phối, phụ trợ năm 2022 và chỉ bằng 92,8% so với năm 2021.

Mặc dù EVN đã nỗ lực, cố gắng để giảm chi phí nhưng với các giải pháp trong nội tại mà EVN đã thực hiện vẫn không thể bù đắp được chi phí mua điện đầu vào tăng quá lớn. 

Nhiều nguy cơ nếu cứ "gồng mình" tiết giảm chi phí

Theo tính toán, trong bối cảnh tình hình tài chính như vậy sẽ dẫn tới nguy cơ có rất nhiều khó khăn trong năm 2022 và các năm tiếp theo trong một số vấn đề. Trước hết là khó khăn trong việc không cân đối được dòng tiền để thanh toán chi phí mua điện cho các đơn vị phát điện, ảnh hưởng đến khả năng hoạt động liên tục của các nhà máy điện và do đó ảnh hưởng đến việc đảm bảo cung cấp điện.

Vấn đề thứ hai là trong vài năm gần đây, chi phí sửa chữa lớn đã phải cắt giảm chi phí theo định mức 10-30% và việc sửa chữa tài sản tiếp tục bị cắt giảm sẽ ảnh hưởng lớn đến an toàn vận hành hệ thống điện các năm tới.

Thứ ba là khó khăn trong việc huy động vốn, cân đối nguồn vốn để đầu tư các dự án điện, sửa chữa bảo dưỡng các công trình điện để đảm bảo cung ứng điện.

Dự báo năm 2023, nhiều biến động và khó khăn của thế giới sẽ ảnh hưởng không nhỏ đếnp/hoạt động của EVN.

Dự báo năm 2023, nhiều biến động và khó khăn của thế giới sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của EVN

Ngoài ra, theo các dự báo mới nhất của các tổ chức quốc tế, khả năng giá nhiên liệu thế giới năm 2023 chưa có xu hướng giảm xuống ở mức bình quân năm 2021, do đó dự kiến năm 2023, EVN vẫn tiếp tục gặp rất nhiều khó khăn về sản xuất kinh doanh và cân bằng tài chính.

Theo tính toán, năm 2023 dự kiến giá nhiên liệu như than, dầu, khí... trên thế giới vẫn đang ở mức cao theo các nguồn dự báo, tỷ giá ngoại tệ USD liên tục tăng trong thời gian qua. Đồng thời tỷ trọng các nguồn điện có giá thành rẻ (như thủy điện) có xu hướng giảm và tăng tỷ trọng các nguồn điện có giá bán cao.

Tuy vậy, lãnh đạo EVN nhấn mạnh trong bối cảnh khó khăn hiện tại, doanh nghiệp sẽ cố gắng, nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn thách thức để tiếp tục hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị đã được Đảng và Chính phủ giao trong việc đảm bảo cung cấp điện cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Giá nhiên liệu tăng, EVN thực hiện hàng loạt giải pháp giảm lỗ tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713617630 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713617630 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10