Đang hiển thị
Tỉnh thành khác
Giá vàng quốc tế được nhiều chuyên gia nhận định có thể vẫn tiếp tục điều chỉnh, tích lũy trong biên độ hẹp trong tuần này.
Sau khi mở cửa ở mức 1.734USD/oz, giá vàng quốc tế đã có thời điểm giảm xuống 1.721USD/oz sau khi mở cửa và sau đó đóng cửa ở mức 1.728USD/oz.
Sáng nay trên thị trường Châu Á, giá vàng mở cửa ở mức 1.725 USD/oz, sau đó dao động trong biên độ hẹp từ 1.723- 1.727USD/oz.
Tại thị trường vàng Việt Nam, giá vàng miếng SJC cũng đã giảm từ mức 48,95 triệu VND/lượng lên mức 48,7 triệu VND/lượng.
Sáng nay, giá vàng miếng SJC niêm yết tại Công ty Bảo Tín Minh Châu ở mức 48,78 triệu VND/lượng, ít thay đổi so với mức giá đóng cửa ngày hôm qua.
Sở dĩ giá vàng quay đầu giảm trong phiên giao dịch tại thị trường Châu Á hôm qua do Chính phủ Nhật Bản bất ngờ cho biết sẽ tung ra gói cứu trợ trị giá 929 tỷ USD để hỗ trợ các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Gói cứu trợ này là gói thứ 2 của Nhật Bản được đưa ra sau khi quốc gia này đã tung ra gói cứu trợ trị giá 1.100 tỷ USD vào tháng trước.
Do kinh tế Nhật đang suy thoái mạnh (GDP quý 1/2020 giảm 3,4% so với quý 4/2019 và giảm 2% so với cùng kỳ năm ngoái), trong khi CPI tháng 4 chỉ tăng 0,1%, thì việc bơm thêm tiền hỗ trợ doanh nghiệp sẽ không làm gia tăng đáng kể áp lực lạm phát đối với quốc gia này, mà trái lại sẽ hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp nước này, qua đó góp phần kích thích tăng trưởng kinh tế.
Chính vì lý do đó, mà nhiều nhà đầu tư đã bán bớt vàng để rót mạnh vốn đầu tư vào chứng khoán Nhật Bản. Theo đó, chỉ số Nikkei đã tăng tới 1,7% trong phiên giao dịch hôm qua.
Ngoài ra, việc Mỹ và Châu Âu mở cửa trở lại nền kinh tế cũng khiến các nhà đầu tư kỳ vọng các nền kinh tế này sẽ dần phục hồi trở lại, làm giảm bớt vai trò trú ẩn của vàng.
Tuy nhiên, đà tăng giảm của giá vàng đã bị chặn lại khi bất ổn ở Hồng Kông vẫn gia tăng khi có hàng nghìn người xuống đường biểu tình phản đối dự luật an ninh quốc gia mới đối với đặc khu hành chính này. Đặc biệt, phía Mỹ cũng phản đối mạnh mẽ và cảnh báo sẽ có biện pháp trừng phạt Trung Quốc về vấn đề này.
Việc Trung Quốc dự kiến thông qua Dự luật an ninh mới đối với Hồng Kông như “đổ thêm dầu vào lửa” đối với quan hệ Mỹ- Trung vốn vỗn đã căng thẳng trong mùa dịch COVID-19. Nhiều chuyên gia cho rằng với đà này, nhiều khả năng hai nước sẽ rơi vào cuộc chiến tranh lạnh.
Trong khi đó, nhu cầu vàng vật chất vẫn có xu hướng giảm do dịch COVID tác động tiêu cực đến các quốc gia tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ.
Theo Cục Thống kê và Dự báo Hồng Kông, tổng số vàng mà Trung Quốc nhập khẩu qua Hồng Kông trong tháng 4 chỉ đạt 4,2 tấn, giảm tới hơn 70% so với tháng 3.
Trong khi đó, lượng vàng tiêu thụ tại Ấn Độ- nước tiêu thụ vàng lớn thứ 2 thế giới, cũng giảm mạnh do đây là thời kỳ tiêu thụ thấp nhất trong năm. Riêng trong tháng 4, lượng vàng nhập khẩu của Ấn Độ đã giảm tới 99,9% so với cùng kỳ năm ngoái xuống chỉ còn 50 kg, mức thấp nhất trong vòng 3 thập kỷ qua.
Ông Phil Flynn, Chuyên gia phân tích cao cấp của Tập đoàn Price Futures, cho rằng, giá vàng đang bị giằng co bởi nhiều yếu tố trong ngắn hạn. Trong khi căng thẳng Mỹ- Trung hỗ trợ cho giá vàng, thì nhu cầu vàng vật chất sụt giảm mạnh lại tác động tiêu cực đến giá vàng. “Giá vàng sẽ còn tiếp tục điều chỉnh, củng cố trong biên độ hẹp trong tuần này. Nếu không có gì đột biến, giá vàng có thể sẽ dao động trong biên độ 1.720- 1.750USD/oz trong tuần này”, ông Phil Flynn nhận định và cảnh báo, các nhà đầu tư cần cẩn trọng khi giá vàng tiến tới vùng 1.800USD/oz, vì tại vùng giá này, áp lực chốt lời sẽ rất lớn.
Theo phân tích kỹ thuật, mức 1.718USD/oz đang là mức hỗ trợ quan trọng, kế tiếp là 1.709USD/oz. Nếu giá vàng vẫn trụ vững trên mức này, thì sẽ tiếp tục hướng về vùng 1.750-1.765USD/oz.
Có thể bạn quan tâm
05:30, 24/05/2020
06:40, 21/05/2020
06:30, 20/05/2020
06:50, 19/05/2020
05:01, 17/05/2020