Giải “bài toán” an toàn thực phẩm cho 100 triệu dân

Diendandoanhnghiep.vn Việt Nam gần đạt mốc 100 triệu dân, nhu cầu ăn uống hàng ngày sẽ rất lớn. Việc đảm bảo ATTP để giảm bớt các vụ ngộ độc, ổn định tâm lý cho người dân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

>>TP.HCM: Kiểm soát chặt an toàn thực phẩm tại các chợ dân sinh

Chính phủ đã có những văn bản cụ thể nhằm thể hiện sự quan tâm đối với công tác an toàn thực phẩm. Đó là, Chỉ thị số 34 CP/TTg ngày 11/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác ATTP và phòng chống ngộ độc thực phẩm trong tình hình mới. Chỉ thị số 17 CTTƯ ngày 21/10/2022 của Ban Bí thư trung ương đảng về tăng cường bảo đảm an ninh ATTP trong tình hình mới. Điều này cho thấy, Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm đến vấn đề ATTP.

Việt Nam sắp đạt tới mốc 100 triệu dân, nhu cầu ăn uống hàng ngày sẽ rất lớn. Việc đảm bảo ATTP để giảm bớt các vụ ngộ độc, ổn định tâm lý cho người dân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Ảnh minh hoạ: Internet

Việt Nam sắp đạt tới mốc 100 triệu dân, việc đảm bảo ATTP để giảm bớt các vụ ngộ độc, ổn định tâm lý cho người dân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Ảnh minh hoạ: Internet

Thứ nhất, tiêu thụ thực phẩm trong nước có quy mô rất lớn. Từ tháng ATTP đến các văn bản pháp quy được công bố, qua công tác giáo dục, tuyên truyền, tập huấn về sản xuất kinh doanh… chúng ta đã làm được rất nhiều việc cho ATTP.

Đã “đều tay” trong quản lý

Mặc dù số vụ ngộ độc thực phẩm vẫn còn nhưng với dân số gần 100 triệu dân thì các vụ ngộ độc như vậy cũng không phải nhiều. Tất nhiên, vấn đề ATTP bắt buộc phải luôn được quan tâm, kiểm tra thường xuyên.

Thứ hai, vấn đề sản xuất thực phẩm thời gian qua đã an toàn hơn, xanh hơn, sạch hơn. Trên cả nước đã thiết lập hàng nghìn chuỗi phân phối cùng với truy xuất nguồn gốc thực phẩm, hàng hoá.

Chúng ta có hàng nghìn siêu thị, hàng trăm trung tâm thương mại, qua đây ATTP cũng cao hơn bên ngoài chợ truyền thống. Khi văn minh thương mại được nâng cao thì văn minh thương mại cũng được quan tâm hơn.

Thứ ba, nhận thức của người tiêu dùng cũng thông minh hơn khi biết tìm đến những địa chỉ đáng tin cậy để mua sắm, chọn lọc hơn, tinh tường hơn để đảm bảo sức khoẻ cho bản thân và gia đình.

Hoạt động của các cơ quan, như y tế, thị trường, khoa học công nghệ, công thương, nông nghiệp… cũng đã “đều tay” hơn, có trách nhiệm cao hơn trong vấn đề này. Nhiều văn bản pháp quy đã được ban hành, như Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Luật ATTP, Luật Chất lượng hàng hoá…

Đây là những “cái được” của chúng ta nhằm đảm bảo yêu cầu về lương thực cho mỗi ngày lên đến hàng chục vạn tấn, từ gạo, thịt, cá, rau… Đặc biệt, trong điều kiện cơ sở vật chất của sản xuất và thương mại cũng chưa phải cao. Hệ thống chợ, siêu thị, kho lạnh… còn thiếu thốn.

>>Đảm bảo an toàn thực phẩm chợ đầu mối

>>Chinh phục thị trường Trung Quốc bằng chất lượng và an toàn thực phẩm

Vẫn còn không ít lo lắng

Bên cạnh những ưu điểm thì vấn đề ATTP vẫn còn có những điều khiến người tiêu dùng không ít lo lắng, các cơ quan chức năng còn nhiều việc phải làm để bảo đảm ATTP tốt hơn trong thời gian tới.

vấn đề ATTP bắt buộc phải luôn được quan tâm, kiểm tra thường xuyên. Ảnh minh hoạ: Internet

Vấn đề ATTP bắt buộc phải luôn được quan tâm, kiểm tra thường xuyên. Ảnh minh hoạ: Internet

Đơn cử, thời gian qua vẫn diễn ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm, có những vụ ngộ độc tập thể, có những vụ ngộ độc do bản thân người tiêu dùng tự gây ra. Ví dụ, ăn hải sản lạ, sử dụng rượu không rõ nguồn gốc, mua thực phẩm trôi nổi, không có địa chỉ.

Có một thực tế, chúng ta vẫn chưa thống kê được hết các vụ ngộ độc thực phẩm, thậm chí có những vụ còn bị giấu đi vì cho rằng ngộ độc chưa ở thể nặng, thoáng qua. Vấn đề bảo đảm trong khâu sản xuất thực phẩm còn manh mún, tuỳ tiện, phun thuốc bảo vệ thực phẩm không đúng quy trình, việc sơ chế, đóng gói, bảo quản còn làm “qua loa”, nhất là khâu bao bì sản phẩm.

McKinsey & Company (công ty tư vấn quản trị toàn cầu, chuyên nghiên cứu chiến lược cho các tập đoàn, chính phủ và các tổ chức đa quốc gia) từng nhận xét, quá trình mua bán ở Việt Nam phải trải qua quá nhiều cầu, tốn chi phí nhưng lại khó quản lý.

Ví dụ, tem dán vào quả dưa thì chỉ nhìn thấy bên ngoài, còn quả dưa đó được trồng sạch hay không thì lại là câu chuyện khác. Đôi khi chúng ta lại quá lạm dụng tem nhãn mà không chú ý đến quy trình sản xuất, chế biến, tiêu thụ thực phẩm. Các nước họ quản lý theo chuỗi, còn chúng ta bán sang tay là xong, hết trách nhiệm.

Một vấn đề khác, ngoài các loại hình siêu thị, trung tâm thương mại, siêu thị mini, cửa hàng tự chọn… đã tạo ra sự văn minh trong mua sắm thực phẩm. nhưng khách quan nhìn nhận việc mua bán thực phẩm vẫn còn “nhếch nhác”. Tại một số thành phố lớn như TP. HCM, Hà Nội, Đà Nẵng… chợ cóc, chợ tạm vẫn còn hoạt động, mổ cá, mổ gà vẫn diễn ra ngay trên vỉa hè.

Người dân chưa được dân chủ trong kiểm tra ATTP. Đơn cử, các hộp đựng thức ăn trong siêu thị được dán tem, giá, mã vạch rất văn minh. Nhưng không ai dám bóc ra để kiểm tra trước khi mua. Từ đây dẫn đến khiếu nại về chất lượng hàng hoá. Việc thiếu dân chủ trong hoạt động mua bán sẽ dẫn đến hậu quả ATTP.

Thêm một nguy cơ từ ATTP là khả năng chi trả cho mỗi bữa ăn của người lao động, sinh viên còn thấp, từ đó dẫn đến chất lượng bữa ăn bị giảm sút do người tiêu dùng chỉ dám mua thực phẩm “chợ chiều”. Bên cạnh đó, khâu quản lý nhà nước vẫn còn có sơ hở, sự phối hợp trong kiểm tra giữa các ngành còn thiếu chặt chẽ, có những chỉ lệnh chưa được dứt khoát, kỷ cương còn bị “nhờn”.

Cần giải pháp gì?

Thứ nhất, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương cần soát xét lại các văn bản quy định về ATTP sao cho chặt chẽ, rõ ràng, trách nhiệm, nghiêm minh hơn trong chuỗi sản xuất, quản lý và tiêu dùng. Khi xảy ra vụ việc thì phải có người chịu trách nhiệm, vì ATTP liên quan trực tiếp đến sức khoẻ, tính mạng người dân, ảnh hưởng đến đầu tư, du lịch vào Việt Nam.

ATTP liên quan trực tiếp đến sức khoẻ, tính mạng người dân, ảnh hưởng đến đầu tư, du lịch vào Việt Nam. Ảnh minh hoạ: Internet

ATTP liên quan trực tiếp đến sức khoẻ, tính mạng người dân, ảnh hưởng đến đầu tư, du lịch vào Việt Nam. Ảnh minh hoạ: Internet

Thứ hai, xử lý nghiêm các vi phạm, không để tình trạng phạt xong cho tồn tại. Bố trí các lực lượng kiểm tra thị trường liên tục, đột xuất, thường xuyên. Biểu dương những đơn vị kinh doanh tốt, xử lý nghiêm khắc bằng hình thức rút giấy phép đăng ký kinh doanh, thậm chí truy tố đơn vị sản xuất kinh doanh nào vi phạm nhiều lần, nghiêm trọng.

Thứ ba, đối với doanh nghiệp phải tự xây dựng thương hiệu cho chính mình, bán hàng cho khách hàng như bán cho người thân.

Thứ tư, đối với người tiêu dùng, tôi không đồng quan điểm khi nói “người tiêu dùng thông thái”. Các cơ quan quản lý phải chủ động bảo vệ cho người tiêu dùng. Tất nhiên, bản thân người tiêu dùng cũng phải tìm đến những địa chỉ bán hàng đáng tin cậy để mua sắm.

Khó khăn cho người tiêu dùng hiện nay là có tới 80% hàng tiêu dùng hiện nay là bán ngoài chợ truyền thống. Trong khi, chợ truyền thống thời gian qua đang bị “lãng quên”, từ cơ sở vật chất trong chợ đến kiểm tra, kiểm định hàng hoá.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Giải “bài toán” an toàn thực phẩm cho 100 triệu dân tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713549715 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713549715 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10