Giải bài toán liên kết không gian vùng đô thị, nông thôn đồng bằng sông Cửu Long

Diendandoanhnghiep.vn Hạ tầng đô thị, công tác cấp thoát, xử lý nước và tuyến giao thông thuỷ bộ là các trọng điểm để giải bài toán liên kết vùng không gian đô thị ĐBSCL.

Phát triển đô thị Vùng đồng bằng sông Cửu Long đang đối mặt mới các thách thức mới từ biến đổi khí hậu, thiên tai

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho biết, định hướng phát triển hệ thống đô thị trong vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang từng bước được xây dựng với cấu trúc hệ thống theo mô hình mạng lưới phù hợp với điều kiện địa lý, sinh thái tự nhiên, thích ứng với biến đổi khí hậu. Các đô thị trung tâm vùng được tổ chức phân bố để trở thành hạt nhân, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của từng tỉnh, trên toàn vùng và góp phần tích cực trong bảo đảm quốc phòng, an ninh tại biên giới Tây Nam tổ quốc.

Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả tích cực đạt được, công tác quản lý quy hoạch, phát triển cơ sở hạ tầng, đô thị, nhà ở Vùng ĐBSCL còn nhiều tồn tại, hạn chế: Tỷ lệ đô thị hóa và tốc độ đô thị hóa thấp hơn nhiều so với trung bình toàn quốc. Hệ thống cơ tầng kỹ thuật còn yếu và thiếu đồng bộ; việc thu gom, xử lý CTR, xử lý nước thải chưa có nhiều biến chuyển, tỷ lệ xử lý thấp và hầu hết vẫn đang sử dụng các công nghệ lạc hậu. Các chương trình nhà ở cho các đối tượng chính sách Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long thực hiện còn chậm so với kế hoạch đề ra …

Nguyên nhân chủ yếu là: nguồn lực dành cho phát triển cơ sở hạ tầng và nhà ở của Vùng ĐB SCL còn rất hạn chế, chủ yếu dựa vào ngân sách, trong khi việc phân bổ, thực hiện đầu tư còn dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm; việc thực hiện xã hội hóa đầu tư và thu hút đầu tư gặp nhiều khó khăn.

Bên cạnh đó, Vùng đồng bằng Sông Cửu Long cũng đang đối mặt mới các thách thức mới, đặc biệt là tình hình BĐKH, thiên tai đang diễn ra ngày càng phức tạp, các hiện tượng thời tiết cực đoan như lũ lụt, hạn hán diễn ra ngày một thường xuyên, kéo theo tình trạng nhiễm mặn,  sụt lún nền đất ... gây ảnh hưởng ngày một lớn, tác động tiêu cực đến kết cấu hạ tầng kỹ thuật, làm mất an toàn, xáo trộn cuộc sống người dân. Trong khi đó, công tác dự báo, đánh giá chính xác tác động của BĐKH, NBD theo các kịch bản và thiên tai còn hạn chế.

Để khắc phục các tồn tại định hướng phát triển đô thị, nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long trong thời kỳ mới cần gắn kết chặt chẽ với sự hình thành các tiểu vùng sinh thái ngập lũ, ven biển, nước ngọt,… làm cơ sở để định hướng phát triển kinh tế, nông nghiệp và cơ sở hạ tầng phù hợp; tăng cường liên kết giữa các địa phương trong vùng và liên kết với vùng thành phố Hồ Chí Minh; hướng tới mục tiêu phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long bền vững, an toàn, thịnh vượng.

Cảng biển quốc tế tại Sóc Trăng và Rạch Giá là tiền đề để tạo ra những “đầu ra” riêng cho nửa Tây VĐBSCL, cân bằng lại cấu trúc vùng vốn đang lệch về nửa Đông (ảnh: Tam giác kinh tế TPHCM – Cần Thơ – Phnom Penh)

Đồng quan điểm, ThS.KTS Nguyễn Xuân Anh, Viện quy hoạch đô thị nông thôn quốc gia, cho biết liên kết không gian vùng đô thị vùng ĐBSCL giai đoạn 2020-2030 cần chú trọng các điểm như sự mất cân bằng kinh tế vùng đang kéo theo dòng người dịch cư về Đông ngày càng lớn. Đó là một xu hướng rất không bền vững cần sớm có biện pháp phòng ngừa.

Chỉ có thể là các đầu mối hạ tầng quốc gia lớn mới đủ khả năng kéo lại sự cân bằng về phía Tây. Bên cạnh đó, phát triển vùng không lùi bước trước biển dâng. Hệ thống đô thị, cộng với các tuyến giao thông thuỷ bộ kết nối nhằng nhịt giữa chúng, sẽ tạo dựng bộ khung xương cốt lõi. Bộ khung ấy cần đảm bảo hoạt động tốt ở cả kịch bản thấp và cao khi nước biển dâng trong 100 năm tới.

Thực hiện các giải pháp trữ nước, bảo vệ nguồn nước, đảm bảo an toàn nước sạch vùng ĐBSCL là điều cấp thiết hiện nay

Trong khi đó, theo Cục Hạ tầng kỹ thuật việc phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị ĐBSCL cần đẩy mạnh thực hiện đột phá chiến lược về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, trong đó tập trung đối với kết cấu hạ tầng giao thông, cấp nước, thoát nước và xử lý nước thải. Cân đối bố trí đủ nguồn lực đầu tư cho các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, đặc biệt là các công trình hạ tầng kỹ thuật trọng điểm tại các đô thị lớn.

Thực hiện các giải pháp trữ nước, bảo vệ nguồn nước, đảm bảo an toàn nước sạch vùng ĐBSCL, nghiên cứu, thực hiện các giải pháp quy hoạch cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải, rác thải đô thị và nông thôn phù hợp với vùng ĐBSCL theo định hướng phát triển bền vững trong bối cảnh BĐKH và nước biển dâng.

Ngoài ra, cần nghiên cứu, thực hiện công tác quy hoạch và quản lý cao độ nền đô thị, trong đó đặc biệt chú ý đến quá trình lún của đô thị, tăng cường công tác quản lý, đảm bảo tiến độ, hiệu quả và chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật, chống thất thoát, lãng phí.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Giải bài toán liên kết không gian vùng đô thị, nông thôn đồng bằng sông Cửu Long tại chuyên mục Bất động sản của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711635758 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711635758 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10