Theo các doanh nghiệp, tầm nhìn và chiến lược của nhà lãnh đạo, cùng với một đội ngũ toàn tâm hợp lực sẽ là những yếu tố quyết định đến sự thành công của câu chuyện chuyển đổi số của doanh nghiệp.
>>>Doanh nghiệp vừa và nhỏ loay hoay với chuyển đổi số
Nói về kế hoạch hỗ trợ công đồng doanh nghiệp tại Hội thảo "Chuyển đổi số trong Quản trị nhân sự: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp thâm dụng lao động", ông Nguyễn Hữu Nam – Phó giám đốc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh tại TP.HCM (VCCI HCM) cho biết, tại Đại hội VCCI lần thứ 7 tổ chức vào cuối năm 2021 vừa qua, VCCI đã đưa ra 6 nhiệm vụ giải pháp trọng tâm và 3 đột phá chiến lược.
Trong đó, thúc đẩy hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ, đổi mới chiến lược và mô hình kinh doanh là một trong 3 đột phá chiến lược VCCI sẽ thực hiện trong thời gian tới.
Cũng theo ông Nam, trong thời gian tới, VCCI sẽ tiếp tục tổ chức nhiều sự kiện về chuyển đổi số để giúp các doanh nghiệp trả lời được những câu hỏi cho chính mình và phù hợp với chính doanh nghiệp. Bởi theo ông, câu hỏi mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường đặt ra hiện nay là “tôi phải bắt đầu từ đâu, chi phí như thế nào và nên đầu tư cho chuyển đổi số trong ngách nào của doanh nghiệp?”.
“Do đó, bên cạnh các hoạt động hỗ trợ khác thì hoạt động hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp trong việc chuyển đổi số sẽ là mục tiêu ưu tiên cũng như mục tiêu chiến lược của VCCI nói chung và VCCI HCM nói riêng trong thời gian tới”, Phó giám đốc VCCI HCM Nguyễn Hữu Nam khẳng định.
Bà Đỗ Ngọc Khương – Giám đốc Dịch vụ Khách hàng của HR2B cho rằng, chuyển đổi số trong quản trị nhân sự thực chất là quá trình số hóa và ứng dụng công nghệ để quản trị nguồn nhân lực tại doanh nghiệp. Từ đó, bà Khương cho rằng, Chuyển đổi số trong nhân sự tập trung vào 5 bài toán lớn gồm: Thu hút, tuyển dụng nhân tài; Quản lý nhân sự; Quản trị hiệu suất công việc; Đào tạo & phát triển; Lương, chính sách đãi ngộ.
Theo bà Đỗ Ngọc Khương, tầm nhìn và chiến lược của các nhà lãnh đạo sẽ là yếu tố tiên quyết, đồng thời quyết định phần lớn đến thành công cho câu chuyện chuyển đổi số của doanh nghiệp. Bởi chiến lược chuyển đổi sốn này phải dựa trên chính tiềm lực của doanh nghiệp. Do đó, chính tư duy của người lãnh đạo và sự hiểu biết hơn ai hết về nội lực của chính doanh nghiệp mình sẽ giúp cho chiến lược của doanh nghiệp thành công.
>>>Hải Phòng: Nỗ lực tháo gỡ vướng mắc để chuyển đổi số thành công
“Yếu tố thứ hai là con người, khi chúng ta đã có nhà lãnh đạo giỏi, có chiến lược tốt rồi, nhưng vẫn phải cần một đội ngũ toàn tâm hợp lực cho câu chuyện chuyển đổi số. Và làm như thế nào để tư duy về chuyển đổi số đến được với từng thành viên của doanh nghiệp thì câu chuyện chuyển đổi số mới có thể thực hiện và thành công”, bà Khương chia sẻ.
Trong khi đó, ông Đặng Việt Dũng – CEO Nano Technologies cho biết, có 4 yếu tố chuyển đổi số trong quản trị nhân sự, đó là: Tốc độ - Minh bạch – Linh hoạt và An sinh. Ông cho rằng, xu hướng hiện nay các doanh nghiệp cần áp dụng đó là xu hướng phúc lợi linh hoạt. Bởi theo ông, phúc lợi nên vừa phải là cái cần, chứ không chỉ là để cho có.
Ông Dũng nêu một vài ví dụ, khi phúc lợi linh hoạt tận dụng nền tảng công nghệ sẽ cung cấp các gói bảo hiểm tùy chọn, theo nhu cầu của nhân viên và gia đình; Đăng ký các gói chương trình học trực tuyến cao cấp đa dạng chủ đề và cho phép nhân viên truy cập nội dung họ muốn tìm hiểu; Tặng gói/tài khoản dịch vụ trên các nền tảng giải trí cần trả phí để nhân viên có thể linh hoạt dùng khi muốn; Phiếu ăn uống điện tử, kèm với dịch vụ cung cấp thực phẩm.
“Trong ngành bán lẻ hiện đại, họ sẽ không cạnh tranh nhau thuần túy bằng giá, đặc biệt là những chuỗi bán lẻ tập trung cho đối tượng tiêu dùng là giới trẻ, mà sẽ phải cạnh tranh nhau bằng trải nghiệm là chính. Bởi sự trải nghiệm của khách hàng về sự phục vụ của nhân viên cửa hàng như thế nào là điều rất quan trọng đối với khách hàng”, CEO Nano Technologies chia sẻ.
Tuy nhiên, ông Đặng Việt Dũng cho rằng, trong 2 năm qua, do khó khăn về dịch bệnh, các nhà bán lẻ đã phải cố gắng rất nhiều trong việc chi trả lương cho người lao động. Theo ông, tại TP.HCM, lương của người lao động trong ngành bán lẻ chỉ giao động từ 5-6 triệu đồng/tháng.
“Đây là mức lương khá thấp và người lao động gặp rất nhiều khó khăn trong việc chi tiêu hàng ngày, đặc biệt là dịp cuối tháng và câu chuyện giật gấu vá vai của người lao động là có thật. Khi người lao động đang ở trong tâm trạng thấp thỏm như vậy thì cũng rất khó để yêu cầu họ phải tươi cười với khách hàng được, đặc biệt là trong ngành dịch vụ”, ông Dũng nói, đồng thời khẳng định, chuyển đổi số trong nhân sự là phải trao quyền cho người lao động. Một khi đội ngũ được trân trọng sẽ là sức mạnh để doanh nghiệp tiến xa.
Có thể bạn quan tâm
Doanh nghiệp vừa và nhỏ loay hoay với chuyển đổi số
10:15, 20/07/2022
EVNHANOI nhiều lợi thế Chuyển đổi số
21:03, 18/07/2022
UBND tỉnh Hậu Giang và FPT ký hợp tác trong chuyển đổi số và giáo dục
08:50, 18/07/2022
Nền tảng MISA AMIS giúp doanh nghiệp nâng cao mức độ chuyển đổi số
16:28, 16/07/2022
Hải Phòng: Nỗ lực tháo gỡ vướng mắc để chuyển đổi số thành công
07:59, 16/07/2022
MobiAgri bắt nhịp chuyển đổi số nông nghiệp
19:43, 12/07/2022
Chuyển đổi số, cơ hội để đưa sản phẩm OCOP vươn xa
18:00, 12/07/2022