Chúng ta cùng nhìn nhận, đánh giá lại những khó khăn, vướng mắc để cùng nhau tháo gỡ, bảo đảm việc thực hiện chuyển đổi số mang lại hiệu quả cao và tránh sự lãng phí.
>>>TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Công nhận huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng) đạt chuẩn nông thôn mới
Đó là chỉ đạo của ông Nguyễn Văn Tùng - Chủ tịch UBND thành phố, Trưởng ban Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số, về việc triển khai nhiệm vụ Chuyển đổi số trên địa bàn thành phố phải mang lại hiệu quả cao và tránh sự lãng phí.
Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Tùng - Chủ tịch UBND thành phố ghi nhận, đánh giá cao nỗ lực của các ngành, địa phương và người dân thời gian qua đã tích cực triển khai các nhiệm vụ chuyển đổi số, đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên theo Chủ tịch, chuyển đổi số là nhiệm vụ mới và khó do đó việc triển khai tại nhiều Sở, ngành, quận, huyện hiện còn lúng túng, nhiều nhiệm vụ còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu. Vì vậy, chúng ta phải nhìn nhận, đánh giá lại những khó khăn, vướng mắc để cùng nhau tháo gỡ, bảo đảm việc thực hiện chuyển đổi số mang lại hiệu quả cao và tránh sự lãng phí.
Tại Hội nghị, nhiều ý kiến tham luận nêu bật những kết quả đạt được trong công tác chuyển đổi số như: các cuộc họp không giấy tờ; đẩy mạnh sử dụng chữ ký số; thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; đồng thời cũng chỉ ra những khó khăn, vướng mắc, đề xuất Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số thành phố xem xét và có hướng giải quyết trong thời gian tới.
Cũng theo báo cáo của ông Lương Hải Âu - Giám đốc Sở thông tin và truyền thông, chuyển đổi số của thành phố thời gian qua đạt nhiều kết quả tích cực. Trong phát triển hạ tầng số, tốc độ BRDĐ vượt mốc 40 Mbps, tăng gần 7,7% so với cùng kỳ năm 2021, đứng thứ 38/63 tỉnh thành phố. Đồng thời, UBND thành phố phê duyệt dự án chính quyền số với tổng mức 308 tỷ đồng; 100% số các cơ quan đã triển khai hệ thống quản lý văn bản và điều hành, tỷ lệ văn bản ký số đạt 82%; trung tâm điều hành đô thị thông minh nhận được sự quan tâm của người dân. Đối với phát triển kinh tế số hơn 99,65%, số doanh nghiệp tham gia hải quan điện tử; 100% số sản phẩm OCOP 3 sao của các tổ chức, cá nhân được đăng tải trên các sàn thương mại điện tử; 100 số tổ chức, doanh nghiệp, hộ cá nhân hộ cá thể thuộc đối tượng cấp hóa đơn điện tử đã triển khai hóa đơn điện tử trong phát triển xã hội…
>>>Cảng Hải Phòng đưa hệ thống quản lý thông minh vào sản xuất
>>>Hải Phòng: Xúc tiến đầu tư năng lượng tái tạo trong khu công nghiệp
Được biết, hiện nay Hiện trên địa bàn Hải Phòng có hơn 37.000 doanh nghiệp đang hoạt động, với khoảng 97% doanh nghiệp ở quy mô nhỏ và vừa. Tuy nhiên, có nhiều doanh nghiệp trong số này còn đứng ngoài cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Những thách thức lớn nhất là doanh nghiệp thiếu nhận thức đầy đủ về chuyển đổi số; cho rằng chuyển đổi số tốn nhiều chi phí; lo lắng về vấn đề thiếu nhân lực công nghệ; lo lắng về vấn đề bảo mật thông tin nội bộ, bí mật kinh doanh; và đặc biệt là doanh nghiệp khó khăn trong việc xác định hướng đi, lộ trình cụ thể để chuyển đổi số trong doanh nghiệp..
Phát biểu kết luận tại Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hoàng Minh Cường - Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số thành phố đề nghị các Sở, ngành, quận, huyện đẩy nhanh tiến độ triển khai các nhiệm vụ Chuyển đổi số năm 2022 đã được thành phố giao tại Kế hoạch số 74 của UBND thành phố, trong đó tập trung làm việc với các Bộ, ngành để giải quyết các khó khăn về nền tảng số, hướng dẫn về tiêu chuẩn kỹ thuật, các định mức chi cho số hoá dữ liệu … Bên cạnh đó, cần sớm hình thành trung tâm dữ liệu, kho dữ liệu dùng chung của thành phố; tiếp tục đẩy mạnh dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; thanh toán trực tuyến không dùng tiền mặt trong giải quyết thủ tục hành chính…
Theo Kế hoạch, Hải Phòng đặt mục tiêu đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 kinh tế số sẽ chiếm 35% GRDP toàn thành phố; năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 16%; Hải Phòng sẽ tạo ra các giá trị tăng trưởng mới từ kinh tế số với ba trụ cột kinh tế, gồm: công nghiệp công nghệ cao, cảng biển logistics và du lịch - thương mại.
Có thể bạn quan tâm