Giải pháp để nâng cao quản lý, phòng chống rửa tiền

DIỄM NGỌC 26/08/2021 04:30

Hoạt động rửa tiền gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế nói chung và thách thức quản lý là không nhỏ, khi công nghệ thông tin và tài chính kỹ thuật số ngày càng phát triển.

Hệ luỵ từ hoạt động rửa tiền

Như Diễn đàn Doanh nghiệp đã thông tin, hoạt động rửa tiền ngày càng nở rộ trong bối cảnh công nghệ thông tin và tài chính kỹ thuật số phát triển vượt trội, khiến thị trường tài chính, tiền tệ dễ có nguy cơ bị tội phạm tấn công và gây bất ổn. Điều này có thể ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ trong nước, gây khó khăn cho việc điều hành kinh tế vĩ mô.

Trong thời gian gần đây, với việc chủ nghĩa khủng bố bùng phát trên toàn cầu, thì việc rửa tiền càng trở thành một trong những vấn đề được các quốc gia trên thế giới quan tâm (ảnh: Marketplus.ch)

Khi chủ nghĩa khủng bố bùng phát, việc rửa tiền càng trở thành một trong những vấn đề được các quốc gia trên thế giới quan tâm (ảnh: Marketplus.ch)

Nhận định về vấn đề này, PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh, Chuyên gia Tài chính cấp cao cho biết, hệ lụy của việc rửa tiền trong mọi trường hợp, đều gây ra lãng phí nguồn lực kinh tế, bóp méo sự phản hồi của việc phân bổ nguồn lực trong nền kinh tế quốc dân. Từ đó làm cho kế hoạch về đầu tư, cũng như phát triển quản lý kinh tế không còn phản ánh đúng thực trạng yêu cầu của xã hội, làm sai lệch mục tiêu đầu tư.

Bên cạnh đó, việc rửa tiền tạo ra sự sai lệch trong các báo cáo thống kê kinh tế. Về phía Nhà nước, các cơ quan quản lý sẽ chịu thất thu khoản thuế lớn và ảnh hưởng đến sự phân bổ thu nhập, làm thị trường tài chính tiền tệ mất đi sự tín nhiệm của xã hội. Đặc biệt trong thời gian gần đây, với việc chủ nghĩa khủng bố bùng phát trên toàn cầu, thì việc rửa tiền càng trở thành một trong những vấn đề được các quốc gia trên thế giới quan tâm.

Bất kỳ hoạt động nào không có tiền tệ, không có tài chính, thì không thể thực thi được, vì vậy, hoạt động chống rửa tiền trở thành một trong những hoạt động cấpthiết, được đặt nặng, nhằm tránh các hoạt động tài trợ khủng bố cũng như các hành vi tham nhũng, lợi dụng chức vụ và các hành vi buôn bán vũ khí,ma túy, buôn lậu động vật, cũng như các tài sản của các dự án.Đây cũng là một trong những đòi hỏi mà các quốc gia trên thế giới đã chung tay thành lập các lực lượng đặc nhiệm tài chính chống rửa tiền, cũng như thành lập các quy định quốc tế để xây dựng các cơ quan tình báo tài chính, giúp cho hoạt động chống rửa tiền thông thoánghơn.

Mặtkhác, đối với môi trường đầu tư kinh doanh,việc rửa tiền đã tạo ra môi trường cạnh tranh bất bình đẳng, giữa những người hoạt động ngoài vòng pháp luậtlại thu được nguồn lợi lớn, trong khingười làmăn chân chính phải chấp hành đầy đủ các quy định pháp luật”, vị chuyên gia nhấn mạnh.

Còn theo Luật sư. Vũ Văn Lợi, công ty Luật Hoa Lợi, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội, nếu việc rửa tiền thành công thì hệ lụy gây cho kinh tế thị trường rất lớn. Đặc biệt gây lũng đoạn quá trình đầu tư, cũng như làm cho đồng tiền của Việt Nam bị lạm phát, mất giá. Bởi vì lượng tiền bẩn chuyển hoá thành sạch, được quay về đầu tư ở Việt Nam thì đương nhiên làm cho giá trị đồng tiền Việt Nam sụt giảm. Nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời, xử lý một cách nghiêm minh, sẽ làm cho các đối tượng thực hiện hành vi phạm tội có nhiều điều kiện, để tiếp tục hoạt động và gây tác hại lâu dài với đất nước.

Thách thức quản lý

Trong một báo cáo của Ngân hàng Nhà (NHNN) nước về lĩnh vực phòng, chống rửa tiền, Việt Nam đã gia nhập và trở thành thành viên thứ 34 của Nhóm Châu Á - Thái Bình Dương về chống rửa tiền (APG) từ tháng 5/2007. Theo đó, công tác trao đổi thông tin về phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố với các Đơn vị tình báo tài chính (FIU) hoặc cơ quan phòng, chống rửa tiền nước ngoài cũng được đẩy mạnh.

Việc quản lý và các quy định pháp luật về phòng chống rửa tiền đang có những thách thức lớn khi công nghệ thông tin và tài chính kỹ thuật số ngày càng phát triển (ảnh: Internet)

Việc quản lý và các quy định pháp luật về phòng chống rửa tiền đang có những thách thức lớn khi công nghệ thông tin và tài chính kỹ thuật số ngày càng phát triển (ảnh: Internet)

Về môi trường pháp lý, Việt Nam có hệ thống pháp luật đầy đủ và toàn diện nhằm trừng trị nghiêm khắc tội phạm hình sự, nhằm bảo vệ nền kinh tế, bao gồm hệ thống tài chính quốc gia bị tội phạm lạm dụng vào việc thực hiện các hoạt động bất hợp pháp.

Liên quan đến khuôn khổ pháp luật về phòng, chống rửa tiền, trong Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, Điều 323 về tội “Chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có” và Điều 324 về tội “Rửa tiền” đã quy định cụ thể về định lượng hậu quả của hành vi phạm tội và quy định cụ thể về hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội. Đối với điều 324 quy định thêm về trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại khi phạm tội rửa tiền. Bên cạnh đó, Bộ luật Hình sự sửa đổi năm 2009 và Bộ luật Hình sự năm 2015 cũng đã bổ sung thêm các tội danh liên quan đến tài trợ khủng bố, mở rộng và bổ sung các tội phạm nguồn của tội rửa tiền.

Tuy nhiên, Theo PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh, thách thức về quản lý trong hoạt động này còn tồn tài một số vấn đề như: Hệ thống về công nghệ thông tin, nền tảng kĩ thuật số, cũng như sự phát triển của khoa học kĩ thuật ở Việt Nam còn thua kém nhiều quốc gia phát triển. Đây cũng là một hạn chế đối với cán bộ thực thi pháp luật trong việc phát hiện kịp thời những hành vi phạm tội.

Đồng thời, chưa có một đội ngũ cán bộ có trình độ tương xứng với các máy móc thiết bị công nghệ thông tin hiện đại, các kỹ sư, chuyên gia giỏi về công nghệ thông tin, để đưa vào các cơ quan quản lý Nhà nước, các cơ quan chống tội phạm rửa tiền.

Để phòng chống rửa tiền trong thời gian tới, vị chuyên gia đã đưa ra một số giải pháp như:

Thứnhất, phải đẩy nhanh phát triển hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế quốc dân, chỉ có thông qua thanh toán không dùng tiền mặt mới có cơ hội kiểm tra giám sát tốt nhất các hoạt động giao dịch, từ đó giúp mọi việc công khai minh bạch hơn.

Thứ hai, cần phải hoàn thiện hệ thống pháp luật trong rửa tiền và phải đi theo thông lệ, tiêu chuẩn quốc tế và thành lập các lực lượng đặc nhiệm để ngăn chặn phòng chống rửa tiền.

Thứba, việc thay đổi luật pháp phù hợp với điều kiện công nghệ số hiện nay là một trong những điều rất quan trọng. Trước hết, phải có quy định rõ ràng về tiền ảo, tài sản ảo, cũng như cách thức quản lý nó, thì mới có thể quản lý được mảng rất lớn trong hoạt động rửa tiền. Mặt khác, cần xây dựng các tiêu chí chuẩn mực công nghệ, thực hiện báo cáo định kỳ, cũng như báo cáo đột xuất với các cơ quan quản lý Nhà nước. Trên cơ sở đó, có căn cứ giám sát một cách đầy đủ, chặt chẽ các hoạt động khác nhau của các chủ thể, thông qua hoạt động trong nền kinh tế số.

Thứ tư, cần phải đảm bảo các văn bản pháp luật liên quan mang tính thống nhất về phòng chống rửa tiền và làm thế nào để tất cả các hoạt động quy định trong một bộ luật cụ thể, bao hàm được cả các lĩnh vực, hoạt động trong nền tảng công nghệ số như: hoạt động của tiền ảo, vui chơi có thưởng, các cược và các hoạt động cờ bạc mà một số quốc gia đang cho phép. Việt Nam cũng cần phải nghiên cứu đưa vào luật để quản lý, từ đó mới có thể phòng chống rửa tiền một cách hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm

  • Nở rộ hoạt động rửa tiền trong kỷ nguyên số

    11:30, 25/08/2021

  • Anh và Mỹ cùng cảnh báo nạn rửa tiền qua các công ty tiền điện tử

    16:00, 04/06/2021

  • Trò chơi có thưởng: Đề xuất mức phạt 90-100 triệu đồng với hành vi rửa tiền

    21:29, 30/05/2021

  • Sàn tiền số lớn nhất thế giới Binance đối mặt với điều tra về rửa tiền và trốn thuế

    07:00, 14/05/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Giải pháp để nâng cao quản lý, phòng chống rửa tiền
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO