Nhằm giải quyết những khó khăn vướng mắc của thị trường bất động sản, Chính phủ cùng các địa phương đã đưa ra nhiều giải pháp tháo gỡ nhưng thị trường chưa thể phục hồi trong thời gian ngắn.
>>Singapore đánh thuế nặng người nước ngoài mua bất động sản
Theo ông Nguyễn Mạnh Khởi – Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng), các dự án đang triển khai hầu như đều tạm dừng. Trong đó, lãi suất vay đang ở mức cao còn nhu cầu mua và bán của thị trường ngày càng suy giảm. Theo đó, có hai nguyên nhân chính đến từ hệ thống pháp lý với nhiều điểm nghẽn trong quá trình thực thi Luật Đất đai và tâm lý thận trọng của người thực thi pháp luật, làm ảnh hưởng đến nhiều dự án bị chậm tiến độ thi công.
Dựa trên thống kê của Cục quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) ghi nhận các doanh nghiệp bất động sản vẫn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Trong Quý 1, số lượng doanh nghiệp mới thành lập giảm 63% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó số doanh nghiệp giải thể, ngừng kinh doanh có thời hạn tăng đến 30% và 61%, số lượng môi giới hoạt động trong lĩnh vực này giảm xuống còn 30 – 40% so với đầu năm ngoái.
Theo đó, trong ba tháng đầu năm nay, những doanh nghiệp mới thành lập đóng cửa tạm thời đều là những đơn vị đã cố gắng gồng lỗ trong suốt một năm vừa rồi, những đơn vị này đều có sức chống chọi với khủng hoảng tốt hơn so với các đơn vị đã đóng cửa từ giữa năm 2022.
Mặc dù tạm dừng hoạt động nhưng các doanh nghiệp vẫn giữ lại tên công ty, duy trì công nợ, điều này cho thấy các doanh nghiệp chỉ “tạm nghỉ” một thời gian và chờ đợi thị trường có dấu hiệu khởi sắc. Do thị trường bất động sản có nhiều biến động, các doanh nghiệp này lựa chọn việc cắt lỗ thay vì phải gồng lỗ suốt thời gian dài.
Cụ thể, ông Ngọc – Giám đốc Marketing công ty bất động sản có trụ sở tại quận Bình Thạnh, là chủ đầu tư nhiều dự án nhà ở tại TPHCM, Bình Dương và Đồng Nai cho biết, hiện nay trụ sở chính công ty đang hoạt động cầm chừng còn các chi nhánh phải đóng cửa để giảm chi phí.
Ông Ngọc cho biết, công ty chưa có nguồn thu mới trong suốt gần một năm qua, hơn 80% đã phải nghỉ việc bởi nợ lương và cắt giảm lương, thanh khoản yếu khiến quỹ đất trong công ty khó giao dịch, việc khan hiếm lượng tiền mặt nên công ty không có khả năng thanh toán cũng như nguồn lực để trả nợ.
>>Để Hà Nội mãi xanh
Theo ý kiến của các chuyên gia, những khó khăn của thị trường vừa qua là hệ lụy của nền kinh tế bởi bất động sản là ngành có sức tác động đến nhiều ngành nghề, đồng thời cũng là điểm nghẽn cần được tháo gỡ để khôi phục nguồn vốn từ thị trường tiền tệ cũng như phát triển các ngành công nghiệp liên quan.
GS.TS Hoàng Văn Cường – Phó hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng pháp lý và tài chính là hai vấn đề cần được giải quyết. Về mặt pháp lý, cần tập trung giải quyết từ trung ương đến địa phương cùng những hướng dẫn cụ thể. Về tài chính, ông đề xuất việc chỉ cho vay các dự án có khả năng trả nợ. Bên cạnh đó, với các dự án quan trọng Chính phủ nên có chính sách để mua trái phiếu nhằm phát triển dự án thay vì rơi vào tay các nhà đầu tư nước ngoài.
Đối với giải pháp dài hạn, ông Cường đề xuất việc đăng ký giao dịch đất, nhà ở. Những giao dịch không đăng ký sẽ không được bảo hộ hoặc bất động sản không do người khác đứng tên hộ người không được mua hoặc trốn kê khai tài sản sẽ bị thu hồi đất, tránh được tình trạng thất thu thuế và “thổi” giá đất.
Trong đó, việc giao dịch bất động sản cũng cần thông qua sàn. Điều này giúp người mua nhà có đầy đủ thông tin và chi phí sản phẩm. Đồng thời giúp Nhà nước quản lý thị trường hiệu quả hơn về các thông tin để tính thuế, đăng ký biến động và dự báo thị trường.
Có thể bạn quan tâm