Giải pháp ngăn chặn trục lợi đấu giá đất

DIỆU HOA 16/03/2022 00:50

Theo Bộ trưởng TN&MT Trần Hồng Hà, cần tổng kết, đánh giá sửa đổi, bổ sung Luật Đấu giá tài sản, trong đó chú trọng quy định cụ thể về đấu giá đất, mở rộng hình thức đấu giá trực tuyến.

>>"Khó” xử lý việc chậm nộp tiền trúng đấu giá đất

Chiều 16/3, Bộ trưởng TN&MT Trần Hồng Hà sẽ trả lời chất vấn trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội về trách nhiệm và giải pháp ngăn chặn tình trạng lợi dụng việc trả giá trong các phiên đấu giá đất với mức giá vượt xa giá trị của thị trường.

Đủ chiêu trục lợi đấu giá đất

Gửi báo cáo đến các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết theo báo cáo đánh giá của các địa phương, việc tổ chức thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất được thực hiện công khai, khách quan, trung thực, bình đẳng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia đúng theo quy định của pháp luật, phòng ngừa thất thoát tài sản nhà nước.

Bộ TN&MT cho biết có nhiều kẽ hở trong đấu giá đất, xuất hiện "quân xanh - quân đỏ" và cả xã hội đen để lũng loạn các buổi đấu giá

Kết quả trúng đấu giá bình quân ở nhiều địa phương không quá cao so với giá khởi điểm (Cần Thơ tối đa cao hơn 53%, Đồng Tháp tối đa cao hơn 24%, Bến Tre bình quân cao hơn 20%, Đắk Nông tối đa cao hơn 50%, Tuyên Quang bình quân cao hơn 34,4%, Phú Yên tối đa cao hơn 17%, Sơn La tối đa cao hơn 85,68%, Lai Châu cao hơn khoảng 20%...).

Tuy nhiên, một số địa phương đã xuất hiện hiện tượng "cò đấu giá", "quân xanh - quân đỏ", để lộ thông tin về người đăng ký tham gia đấu giá trước khi cuộc đấu giá diễn ra và tình trạng "xã hội đen" đe dọa cá nhân, tổ chức tham gia đấu giá phải xin rút hồ sơ.

Không những vậy, một số nơi có hiện tượng thông đồng giữa tổ chức tư vấn định giá với người tham gia đấu giá để "dìm giá" (như vụ đấu giá đất tại tỉnh Thái Bình năm 2020, tại huyện Đông Anh - Hà Nội năm 2021).

Có thể bạn quan tâm

  • "Khó” xử lý việc chậm nộp tiền trúng đấu giá đất

    03:50, 11/03/2022

  • Bất động sản TP Thủ Đức vẫn “té nước theo mưa” sau đấu giá đất Thủ Thiêm

    16:31, 09/03/2022

Đáng chú ý, có hiện tượng bỏ giá rất cao một số lô đất rồi bỏ cọc nhằm gây hiệu ứng tạo mặt bằng giá ảo để mua đi, bán lại nhiều lô đất đã trúng đấu giá khác hoặc bán ra các lô đất đã gom trong khu vực nhằm thu lợi.

Bộ TN&MT cũng cho biết, hiện quy một số quy định về trình tự, thủ tục đấu giá của Luật Đấu giá tài sản còn chưa chặt chẽ, chưa đảm bảo tính linh hoạt để xử lý các tình huống phát sinh trong đấu giá loại tài sản đặc biệt như đấu giá quyền sử dụng đất.

Trong đó, quy định về mức tiền đặt trước chưa phù hợp, chưa có quy định về thời gian, trách nhiệm của người có tài sản trong việc thẩm tra hồ sơ, điều kiện và năng lực tài chính của doanh nghiệp tham gia đấu giá.

Ngoài ra, chưa có quy định mang tính nguyên tắc về việc áp dụng đấu giá bằng hình thức trực tuyến đối với các tài sản công có giá trị cao như thông lệ đấu giá tài sản công của các nước trên thế giới.

Một bất cập khác đến từ việc thời gian từ khi trúng đấu giá đất đến khi hủy quyết định trúng đấu giá do người trúng đấu giá không nộp đủ tiền là khá dài tạo kẽ hở để các công ty tham gia đấu giá thực hiện các ý đồ như thổi giá bất động sản để tăng giá trị cổ phiếu, cơ cấu lại khoản nợ trong các ngân hàng, bán hàng tồn đọng.

Sớm sửa đổi Luật đấu giá

Theo Bộ TN&MT, giải pháp căn cơ để ngăn trục lợi trong đấu giá đất cần đánh giá sửa đổi, bổ sung Luật Đấu giá tài sản, trong đó chú trọng quy định cụ thể về đấu giá tài sản là quyền sử dụng đất.

Có cả chiêu thổi giá đất để tăng giá trị cổ phiếu, cơ cấu lại khoản nợ trong các ngân hàng, bán hàng tồn đọng.

Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà cho biết cần thống nhất về mặt nhận thức trong công tác định giá đất. Giá đất trúng đấu giá là giá đặc thù, cá biệt. Do đó, cần cân nhắc kỹ khi coi giá đất trúng đấu giá là thông tin đầu vào để xác định giá đất cụ thể.

Lãnh đạo Bộ TN&MT đề nghị sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan liên quan. Trong đó, Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về đấu giá, có yếu tố trục lợi trong đấu giá quyền sử dụng đất.

Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo rà soát các tổ chức tín dụng cho các nhà đầu tư vay tiền tham gia đấu giá đất để đảm bảo an toàn tín dụng. Đồng thời, UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo làm tốt công tác xác định giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất bảo đảm sát giá thị trường; quản lý chặt chẽ đối với hồ sơ đấu giá; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với doanh nghiệp đấu giá tài sản.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà cũng đề nghị tăng cường mối quan hệ giữa tổ chức bán đấu giá với cơ quan công an để đảm bảo an ninh trật tự tại các cuộc đấu giá quyền sử dụng đất; áp dụng linh hoạt hình thức đấu giá, mở rộng hình thức đấu giá trực tuyến.

Có thể bạn quan tâm

  • Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng vụ đấu giá

    Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng vụ đấu giá "đất vàng" ở Thủ Thiêm

    18:02, 12/03/2022

  • "Khó” xử lý việc chậm nộp tiền trúng đấu giá đất

    03:50, 11/03/2022

  • TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Phấn đấu giá trị xuất khẩu gỗ, lâm sản đạt 20 tỷ USD vào năm 2025

    TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Phấn đấu giá trị xuất khẩu gỗ, lâm sản đạt 20 tỷ USD vào năm 2025

    20:13, 10/03/2022

  • Doanh nghiệp bỏ cọc đấu giá đất sẽ không được làm dự án trong 2 năm

    Doanh nghiệp bỏ cọc đấu giá đất sẽ không được làm dự án trong 2 năm

    16:15, 07/03/2022

  • Diễn biến mới vụ đấu giá đất Thủ Thiêm và câu chuyện

    Diễn biến mới vụ đấu giá đất Thủ Thiêm và câu chuyện "té nước theo mưa"

    03:00, 07/03/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Giải pháp ngăn chặn trục lợi đấu giá đất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO