Diễn biến mới vụ đấu giá đất Thủ Thiêm và câu chuyện "té nước theo mưa"

Diendandoanhnghiep.vn Tính đến thời điểm hiện tại, 2 doanh nghiệp còn lại của vụ đấu giá đất kỷ lục tại Thủ Thiêm vẫn chưa nộp tiền theo quy định, thị trường vẫn trong dấu hiệu bị đầu cơ, thổi giá.

>> Kịch bản nào cho 2 doanh nghiệp còn lại trong vụ đấu giá đất Thủ Thiêm?

Tại buổi họp về tình hình kinh tế - xã hội tháng 2 và phương hướng nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 3 TP HCM diễn ra mới đây, ông Lê Duy Minh - Cục trưởng Cục Thuế TP.HCM cho biết, tính đến hiện tại hai lô đất còn lại tại vụ đấu giá đất Thủ Thiêm với giá trị trên 8.000 tỉ đồng, các doanh nghiệp vẫn chưa nộp thêm phần tiền theo quy định ban đầu.

2 doanh nghiệp còn lại trong vụ đấu giá đất Thủ Thiêm vẫn chưa nộp tiền trúng đấu giá.

“Té nước theo mưa”

Trong báo cáo mới nhất về tác động của vụ đấu giá đất trên, HoREA cho biết ngay sau các cuộc đấu giá đất, đã xuất hiện các hành vi lợi dụng giá trúng đấu giá ảo để té nước theo mưa thổi giá, đẩy giá đất, giá nhà tại nhiều địa phương, hoặc để nâng giá trị trái phiếu, cổ phiếu.

Giá nhà đất tại nhiều khu vực đã bị đẩy lên mức giá rất cao. Ví dụ như một dự án nhà ở tại TP Thủ Đức (quận 2 cũ) đang chào bán nhà phố có diện tích đất khoảng 95 m2 gồm trệt và 4 lầu với giá bán lên đến khoảng 38,1 tỉ đồng, trong đó đơn giá đất có thể lên đến khoảng 350 triệu đồng/m2.

Ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM cho biết, không chỉ có doanh nghiệp đặt giá cao để trúng đấu giá đất rồi bỏ cọc để trục lợi mà nhiều doanh nghiệp khác cũng tìm cách tối đa hóa lợi nhuận sau các cuộc đấu giá trên đây. Thị trường bất động sản vẫn đang trong tình trạng có dấu hiệu bị đầu cơ, giá đất, giá nhà, giá căn hộ đang bị đẩy lên rất cao.

Không những vậy, ông Châu cũng nhận định, nếu đầu nậu, doanh nghiệp lợi dụng giá trúng đấu giá “ảo”, thiết lập mặt bằng giá mới rất cao để đầu cơ, lũng đoạn thị trường, điều này dẫn đến tác hại rất lớn đến sự phát triển lành mạnh, ổn định, bền vững của thị trường bất động sản. Đáng nói, đây sẽ là một yếu tố đẩy giá nhà lên cao làm cho đa số người có thu nhập trung bình, thu nhập thấp đô thị ngày càng khó tạo lập nhà ở.

Nhấn mạnh hơn về hệ lụy của hành vi đấu giá cao rồi bỏ cọc, HoREA cũng cho biết, việc này không chỉ làm ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của thị trường mà còn làm giảm hiệu lực của phương thức đấu giá quyền sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư, gây khó khăn cho việc mời gọi các nhà đầu tư “sếu đầu đàn” trong nước và nước ngoài để phát triển Khu đô thị mới Thủ Thiêm thành Trung tâm tài chính tầm cỡ quốc tế.

 Xử nghiêm trường hợp đặt giá cao rồi bỏ cọc

Lãnh đạo HoREA cũng chỉ ra nhiều bất cập trong quy định pháp luật hiện hành về hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất. Trong đó, quy trình đánh giá năng lực nhà đầu tư tham gia đấu giá còn lỏng lẻo.

Luật Đấu giá 2016 chưa quy định cụ thể về điều kiện “có năng lực tài chính”, hoặc điều kiện “không vi phạm pháp luật về đất đai” của nhà đầu tư tham gia đấu giá quyền sử dụng đất. Ngoài ra, còn bất cập của các phương pháp định giá đất để xác định giá đất cụ thể làm giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất.

Không chỉ mất cọc, Chủ tịch HoREA kiến nghị phạt nặng trường hợp đấu giá cao rồi bỏ cọc

Đặc biệt, Luật Đấu giá 2016 chưa quy định cụ thể việc xử lý vi phạm trong trường hợp người tham gia đấu giá (doanh nghiệp) đặt giá cao để trúng đấu giá đất rồi “bỏ cọc” như đã xảy ra vừa qua.

Ông Lê Hoàng Châu đề nghị cần bổ sung quy định xử phạt nghiêm khắc trường hợp người tham gia đấu giá đặt giá cao để trúng đấu giá đất rồi “bỏ cọc”, có thể mức nộp phạt khoảng 10% giá trúng đấu giá.

Chủ tịch HoREA cũng cho rằng rất cần thiết và cấp bách phải sớm xây dựng hoàn thiện các quy định pháp luật về đấu giá tài sản, trong đó có đấu giá quyền sử dụng đất; pháp luật về đấu thầu trong đó có đấu thầu dự án có sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư.

Đối với trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất nhằm mục đích thực hiện dự án đầu tư kinh doanh bất động sản, nhà ở, khu đô thị, hiệp hội đề nghị áp dụng hình thức đấu giá bằng bỏ phiếu trực tiếp tại cuộc đấu giá hoặc hình thức đấu giá bằng bỏ phiếu gián tiếp.

Để “bảo đảm thực hiện nghĩa vụ” theo quy định của pháp luật dân sự, Chủ tịch HoREA đề nghị xem xét thay thế quy định về “tiền đặt trước” tại Luật Đấu giá tài sản 2016 bằng quy định về “bảo đảm đấu giá” hoặc “đặt cọc đấu giá”.

"Điều này nhằm có sự thống nhất, liên thông giữa Luật Đấu giá tài sản 2016 và Bộ luật Dân sự 2015. Khi nhà đầu tư trúng đấu giá thì tiền “bảo đảm đấu giá” hoặc “đặt cọc đấu giá” chuyển thành tiền “đặt cọc” để bảo đảm thực hiện hợp đồng mua bán tài sản đấu giá" - ông Châu khẳng định.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Diễn biến mới vụ đấu giá đất Thủ Thiêm và câu chuyện "té nước theo mưa" tại chuyên mục Bất động sản của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711615399 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711615399 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10