Giải pháp phát triển đô thị bền vững tại Việt Nam

VI ANH 10/11/2023 17:55

Nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam cần sớm hoàn thiện hành lang pháp lý để các địa phương có thể đẩy mạnh phát triển đô thị xanh, bền vững.

>>Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn khó thanh khoản

Trong đó, đặc biệt chú trọng đối với một số thể chế liên quan đến đất đai, đầu tư, quy hoạch, phát triển đô thị, kiến trúc và xây dựng, nhằm đảm bảo rằng các quy định này sẽ hướng đến mô hình đô thị bền vững theo mạng lưới. 

phát triển đô thị Việt Nam cũng tồn tại những hạn chế

Hiện nay, việc phát triển đô thị Việt Nam vẫn tồn tại nhiều hạn chế.

Vẫn còn nhiều hạn chế

Tại Hội thảo chuyên đề “Quy hoạch đô thị hướng tới phát triển đô thị bền vững”, bà Trần Thu Hằng – Vụ trưởng Vụ Quy hoạch Kiến trúc (Bộ Xây dựng) cho biết, hiện nay các địa phương đang quyết liệt hành động để tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 - 2030.

Trong đó, lĩnh vực quy hoạch và phát triển đô thị có những đóng góp quan trọng, đồng thời cũng có thách thức rất lớn trong việc thúc đẩy, thực hiện và đạt được mục tiêu phát triển hệ thống đô thị Việt Nam toàn diện và bền vững.

Tính đến tháng 6/2023, tỷ lệ đô thị hóa của Việt Nam đã đạt khoảng 42% so với mức tăng trưởng dân số đô thị trung bình là khoảng 1 triệu người/năm, tương đương với dân số của một tỉnh. Trên toàn quốc có tổng cộng 902 đô thị, được phân bố khá đồng đều.

Ngoài những kết quả đạt được, công tác quy hoạch cũng đối mặt với nhiều thách thức khi chưa đáp ứng đúng yêu cầu của sự phát triển đô thị hiện nay và chưa tận dụng tốt vai trò định hình không gian đô thị.

Cụ thể, một số quy chuẩn và tiêu chuẩn liên quan đến quy hoạch chưa theo kịp xu hướng, nhu cầu và mô hình phát triển mới. Bên cạnh đó, quy hoạch hiện chưa thể tạo ra sự liên kết chặt chẽ với quản lý phát triển đô thị. Những vấn đề như biến đổi khí hậu, giảm nghèo và nhà ở cho người thu nhập thấp chưa được tích hợp đúng mức trong quá trình quy hoạch và quản lý đô thị. 

Vụ trưởng Trần Thu Hằng nêu rõ, để vượt qua những hạn chế này, cần sự đồng lòng và tập trung nhận diện vấn đề, đồng thời tiến hành giải quyết nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật cũng như cơ chế chính sách của Nhà nước. 

Bên cạnh đó, ông Đỗ Hậu - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam cho rằng, quy hoạch tổng thể cần được điều chỉnh thường xuyên bởi dự báo về sự phát triển đô thị thường không chính xác, với dân số đô thị thường vượt xa so với dự báo. Điều này gây ra những khó khăn về nhà ở và dịch vụ xã hội. Sự mở rộng của các khu vực kinh tế đồng thời làm tăng gánh nặng cho hệ thống giao thông, cấp nước và cấp điện.

Những giải pháp cho công tác lập quy hoạch

Liên quan đến “các hạn chế về quy hoạch đô thị có thể thấy rõ trong nhiều khía cạnh, từ phương pháp, quy trình đến nội dung quy hoạch, kể cả công tác đánh giá hiện trạng, áp dụng văn bản quy phạm pháp luật và dự báo phát triển”, ông Hậu đề nghị cần phải tiến hành phân tích sâu, đánh giá kỹ lưỡng và tìm kiếm những giải pháp chủ yếu cho công tác lập quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị bền vững. Cùng với đó, cần làm rõ sự phân cấp và phân quyền trong quản lý quy hoạch và phát triển đô thị tại các địa phương. Đồng thời, nâng cao hiệu quả của quản lý và phát triển đô thị thông qua việc sử dụng công nghệ số và chuyển đổi số. 

Ông Trương Văn Quảng - Phó Tổng thư ký Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam chia sẻ về giải pháp nâng cao chất lượng quy hoạch đô thị tại Việt Nam qua việc đề xuất một loạt biện pháp cụ thể.

nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam cần sớm hoàn thiện hành lang pháp lý để các địa phương đẩy mạnh phát triển đô thị xanh,

Nhiều ý kiến cho rằng, Việt Nam cần sớm hoàn thiện hành lang pháp lý để các địa phương đẩy mạnh việc phát triển đô thị xanh

Trong đó, cần đổi mới phương pháp lập quy hoạch sao cho phù hợp với từng loại đô thị, quy trình lập quy hoạch cũng cần được đổi mới và nội dung quy hoạch cũng cần phải có những điều chỉnh. Hơn nữa, ông Quảng cho rằng, việc nâng cao tính pháp lý, chất lượng quản lý cũng như đội ngũ tư vấn để đảm bảo sự hiệu quả trong công tác quy hoạch đô thị. 

>>Doanh nghiệp địa ốc và nỗi lo vướng mắc pháp lý

Ngoài ra, bà Hằng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hoàn thiện thể chế và chính sách trong lĩnh vực quy hoạch và phát triển đô thị. Việc thống nhất quy hoạch đô thị giữa các cấp độ, tập trung vào đổi mới để đơn giản hóa thủ tục và giúp tiếp cận đa ngành. Đồng thời, cần có sự tham gia của các bên liên quan để nhận diện và giải quyết các vấn đề đặc biệt của từng đô thị và khu vực.

Đặc biệt, các bộ tiêu chí mới liên quan đến các mô hình phát triển mới như đô thị xanh, thông minh, thích ứng biến đổi khí hậu… cần được khuyến khích thử nghiệm, sau đó thể chế hóa để có thể triển khai và nhân rộng. Việc bổ sung cũng như hoàn thiện một số quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức phù hợp để ứng dụng những công nghệ mới như GIS… cũng rất cần thiết.

Có thể bạn quan tâm

  • Doanh nghiệp bất động sản thổ cư và câu chuyện chuyển mình trong thời kỳ số hóa

    Doanh nghiệp bất động sản thổ cư và câu chuyện chuyển mình trong thời kỳ số hóa

    16:13, 10/11/2023

  • Lựa chọn vùng

    Lựa chọn vùng "giá kim cương" trong đầu tư bất động sản  

    14:24, 10/11/2023

  • Các dự án bất động sản tại TP.HCM được gỡ vướng ra sao?

    Các dự án bất động sản tại TP.HCM được gỡ vướng ra sao?

    05:00, 10/11/2023

  • Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn khó thanh khoản

    Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn khó thanh khoản

    15:35, 09/11/2023

  • Bất động sản trung tâm dữ liệu: Cơ hội cho doanh nghiệp

    Bất động sản trung tâm dữ liệu: Cơ hội cho doanh nghiệp

    03:00, 08/11/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Giải pháp phát triển đô thị bền vững tại Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO