Giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp thực hành ESG

YẾN NHUNG 22/06/2024 03:30

Để thúc đẩy việc thực hành ESG tại Việt Nam, theo chuyên gia, cần nhanh chóng xây dựng cơ chế, chính sách, quy định pháp luật nhằm hướng dẫn cụ thể cho doanh nghiệp.

>> Cần sớm có chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp thực hiện ESG

Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều áp lực trong việc đáp ứng các yêu cầu khắt khe về phát triển xanh và bền vững. Đặc biệt, phát triển bền vững gắn liền với kinh tế tuần hoàn hiện đang là xu hướng toàn cầu. Trong đó, việc thực hành bộ tiêu chí ESG ngày càng được quan tâm sâu sắc và nghiêm túc hơn bởi cộng đồng doanh nghiệp.

Nhiều khảo sát cho thấy, doanh nghiệp Việt Nam đã nhận thức được tầm quan trọng của phát triển bền vững. Cụ thể, Báo cáo Triển vọng kinh doanh 2023 của UOB khảo sát hơn 4.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khu vực ASEAN và Trung Quốc cho thấy, 94% doanh nghiệp Việt Nam tham gia khảo sát nhận ra được mức độ quan trọng của phát triển bền vững. Cũng trong báo cáo của UOB, Việt Nam cùng với Thái Lan được đánh giá là 2 quốc gia dẫn đầu về áp dụng tính bền vững, với 51% đã bắt đầu thực hành các hoạt động bền vững.

Nhiều khảo sát cho thấy, doanh nghiệp Việt Nam đã nhận thức được tầm quan trọng của phát triển bền vững.

Nhiều khảo sát cho thấy, doanh nghiệp Việt Nam đã nhận thức được tầm quan trọng của phát triển bền vững - Ảnh minh họa: ITN

Bên cạnh đó, trong Báo cáo về Mức độ sẵn sàng thực hành ESG tại Việt Nam của PwC với sự tham gia của 234 doanh nghiệp tại Việt Nam từ tháng 5-8/2022, có đến 44% đã lập kế hoạch và đưa ra cam kết ESG; 36% đang ở giai đoạn lập kế hoạch cho 2-4 năm tới.

Tuy nhiên, bên cạnh những tín hiệu tích cực, việc thực hành ESG của các doanh nghiệp còn tồn tại bất cập. Theo đó, việc không áp dụng bắt buộc tiêu chuẩn cụ thể cho ESG ở Việt Nam có thể dẫn đến sự không nhất quán trong thực hành báo cáo. Do đó, nhiều ý kiến cho rằng, Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền cần nhanh chóng nghiên cứu và đưa ra các quy định và hướng dẫn để tăng cường sự minh bạch và thúc đẩy việc thực hành ESG tại Việt Nam.

Để thúc đẩy việc thực hành ESG tại Việt Nam, theo chuyên gia, cần nhanh chóng xây dựng cơ chế, chính sách, quy định pháp luật nhằm hướng dẫn cụ thể cho doanh nghiệp.

Để thúc đẩy việc thực hành ESG tại Việt Nam, cần nhanh chóng xây dựng cơ chế, chính sách, quy định pháp luật nhằm hướng dẫn cụ thể cho doanh nghiệp - Ảnh minh họa: ITN

>> Thách thức rất lớn trong thực hành ESG, kinh tế tuần hoàn

Nêu quan điểm về vấn đề này, TS. Trần Du Lịch, Phó Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) nhận định, để thực hành ESG, doanh nghiệp cần có lộ trình và sự đầu tư nghiêm túc ở từng tiêu chuẩn như: E - Môi trường, S - Xã hội và G - Quản trị. Trong đó, yếu tố quan trọng nhất là liên quan đến quản trị, bởi quản trị tốt sẽ là cơ sở giúp doanh nghiệp thực hiện tốt các tiêu chí về môi trường, xã hội.

“Trong yếu tố về quản trị, vấn đề quản trị rủi ro là điểm cần được chú trọng. Rủi ro ESG hiện nay là vấn đề mà nhiều doanh nghiệp phải đối mặt khi bước vào thực hành tiêu chuẩn này. Để nâng cao năng lực quản trị rủi ro cho doanh nghiệp, chính quyền và các tổ chức có liên quan cần nhanh chóng xây dựng cơ chế, chính sách, quy định pháp luật nhằm hướng dẫn cụ thể cho doanh nghiệp”, ông Du Lịch chia sẻ.

Đồng quan điểm, ThS. Huỳnh Diệu Ngân, Khoa Marketing - Kinh doanh quốc tế, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (Hutech) cho rằng, hành trình xây dựng và thực thi ESG là một hành trình rất dài. Đó không phải là việc có thể do một tổ chức hay một cá nhân thực hiện, mà cần có sự kết hợp của các cấp, các ngành, của cả cộng đồng doanh nghiệp, người dân Việt Nam cũng như cả cộng đồng quốc tế. Minh chứng cho thấy, Chính phủ Việt Nam rất quan tâm đến các yếu tố Môi trường - Xã hội - Quản trị bằng việc ban hành các chính sách, chiến lược.

Tuy nhiên, Nhà nước cần có những hướng dẫn cụ thể về việc thực hiện các chương trình đề ra. Bên cạnh chính sách của Chính phủ, tự doanh nghiệp cũng cần hiểu rõ tầm quan trọng và định hướng rõ ràng đối với các vấn đề ESG. Hiện nay, ở Việt Nam nói riêng và cả thế giới nói chung, sự thiếu hiểu biết về các tiêu chuẩn ESG đã tạo nên rào cản vô cùng lớn cho các doanh nghiệp khi tiếp cận.

“Do đó, Chính phủ cần kết hợp với các tổ chức trong và ngoài nước tổ chức các buổi chia sẻ, giải đáp thắc mắc, để nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng và chuyên môn không chỉ cho các nhà lãnh đạo, mà cả toàn thể nhân viên cho các doanh nghiệp Việt Nam”, ThS. Huỳnh Diệu Ngân nhấn mạnh.

Liên quan đến những vấn đề đã nêu, để thúc đẩy mạnh mẽ quá trình phát triển kinh tế xanh và kinh tế tuần hoàn, các chuyên gia cho rằng, ngoài việc ban hành các thể chế, vai trò của Nhà nước còn nằm ở việc nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp và cả các nhà hoạch định chính sách.

Đặc biệt, nếu các tổ chức tín dụng đã chuyển sang kinh tế xanh, nhưng Nhà nước không có cơ chế khuyến khích các định chế tài chính như các ngân hàng thương mại bố trí nguồn lực cho tài chính xanh, họ sẽ không mặn mà bởi vì phải giải quyết câu chuyện rất ít mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Chính vì vậy, Nhà nước cần phải định hướng các gói chính sách như thế nào, triển khai ra sao để đồng hành với các tổ chức tín dụng trong quá trình chuyển đổi xanh.

Có thể bạn quan tâm

  • Cần sớm có chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp thực hiện ESG

    Cần sớm có chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp thực hiện ESG

    05:30, 08/06/2024

  • Thể chế hoá tiêu chuẩn ESG cho doanh nghiệp chuyển đổi xanh

    Thể chế hoá tiêu chuẩn ESG cho doanh nghiệp chuyển đổi xanh

    11:29, 07/06/2024

  • Mệnh lệnh cấp bách từ ESG

    Mệnh lệnh cấp bách từ ESG

    03:00, 05/06/2024

  • Vai trò ESG trong định hướng phát triển bền vững tại doanh nghiệp

    Vai trò ESG trong định hướng phát triển bền vững tại doanh nghiệp

    08:40, 01/06/2024

  • Yếu tố then chốt trong thực hành ESG tại doanh nghiệp

    Yếu tố then chốt trong thực hành ESG tại doanh nghiệp

    02:00, 24/05/2024

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp thực hành ESG
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO