Giảm thuế để kích thích nền kinh tế

Diendandoanhnghiep.vn Chính phủ đã trình Quốc hội xem xét về chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (VAT). Đây là một trong những chính sách giảm thuế gián thu nhằm hỗ trợ người dân, kích thích sức mua.

DĐDN đã có cuộc trao đổi với TS. Đinh Thế Hiển, Chuyên gia kinh tế về vấn đề này.

TS Đinh Thế Hiển, Chuyên gia Kinh tế

TS Đinh Thế Hiển, Chuyên gia Kinh tế

>> Có thể giảm thuế giá trị gia tăng xuống từ 3 đến 4%

- Quốc hội đang xem xét theo tờ trình của Chính phủ về đề xuất thực hiện chính sách giảm thuế VAT 2% theo hướng giữ nguyên như đã triển khai năm 2022 theo Nghị quyết số 43. Dự kiến từ 1-7 đến 31/12/2023 sẽ áp dụng giảm 2% thuế suất thuế VAT, áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% (còn 8%). Thưa Tiến sĩ, ông có nhận định như thế nào về đề xuất này đối với mục tiêu kích cầu tiêu dùng, phù hợp bối cảnh kinh tế hiện nay?

TS Đinh Thế Hiển: Trước hết phải nói rằng chính sách giảm thuế VAT là sử dụng loại thuế này điều tiết gián tiếp thông qua giá cả hàng hóa dịch vụ cung cấp, người tiêu dùng sẽ được giảm mức chịu thuế trên hàng hóa/ dịch vụ khi mua hàng. Về mặt lý thuyết chung, khi áp dụng giảm thuế VAT, người tiêu dùng sẽ được hưởng ở 2 mức độ: 1) Giá hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giảm xuống (2%), tức giá hàng họ phải trả giảm và doanh nghiệp, tổ chức trung gian mua bán hàng hóa sẽ nộp lại mức thuế 8% (thay 10%) cho Nhà nước. 2). Người tiêu dùng có thể được giảm mức thuế thu nhập cá nhân khi cộng thuế tiêu dùng hàng hóa/ dịch vụ nộp trước khi tính đóng thuế hoặc được hoàn thuế VAT trong trường hợp không thuộc diện chịu thuế trong kỳ tính thuế.

Tuy nhiên, ở Việt Nam, do chính sách thuế thu nhập cá nhân (TTCN) còn nhiều vấn đề nên trong thực tế hiện nay, hầu hết người dân được hưởng ở mức độ giảm thuế VAT là giảm thuế hàng hóa, dịch vụ phải chi trả. Cơ bản giá hàng hóa dịch vụ sẽ “rẻ” hơn và kích thích sức mua nhiều hơn. Đây là một phương thức để kích thích tiêu dùng nội địa trong bối cảnh trụ cột này của tăng trưởng kinh tế cũng đang suy giảm, xuất khẩu khó khăn và doanh nghiệp vẫn đang trông chờ vào “sân nhà” để được tiếp nội lực trụ vững sản xuất kinh doanh, giữ vững một phần nhịp cung hàng ra thị trường, công ăn việc làm cho người lao động và vượt qua khó khăn.

>> Quốc hội đề xuất giảm thuế VAT tới 4% để ổn định và phát triển kinh tế - xã hội

-Nếu không có gì thay đổi và theo như tờ trình Chính phủ, sẽ có nhiều nhóm hàng hóa dịch vụ không được áp dụng giảm thuế như chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, nhóm khai khoáng, hóa chất và các mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Theo ông có nên giảm thuế không phân biệt như một số kiến nghị của đại biểu Quốc hội và các chuyên gia?

Tôi cho rằng chỉ nên giảm thuế cho các hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng, thiết yếu, cơ bản, nhóm tạo nhiều công ăn việc làm (không phải nhóm phi sản xuất). Ngoài ra, các nhóm mặt hàng tiêu dùng cao cấp, mua sắm cao cấp như xe hơi (trừ mua sẵn phục vụ sản xuất kinh doanh như các dòng xe vận tải…)… thì không nên giảm trừ.

- Có ý kiến nên giảm thuế VAT 4% và kéo dài tới hết 2024 vì chỉ áp dụng 5 tháng là quá ngắn và chưa thể hiệu quả…

Nếu có thể, nên giảm từ mức 4-5% và hướng dẫn cụ thể, chi tiết hóa cho từng nhóm hàng hóa cụ thể/ mức giảm. Nhóm phục vụ cơ bản thiết yếu nên được giảm tối đa. Và tất nhiên là nên kéo dài đến hết 2024 để “chính sách” hỗ trợ, kích cầu ngấm đủ, sâu và căn cơ cho nền kinh tế phục hồi. Trong một quốc gia, sản xuất chi tiêu tiêu dùng nội địa là “căn cơ”, của cải lớn nhất. Do đó, kích thích chi tiêu nhưng không phải ngắn hạn đòi hỏi tầm nhìn cần thiết dài hơi hơn thời gian 5 tháng, đủ để Việt Nam ứng phó với mọi biến động bên ngoài nếu xuất khẩu chưa thể phục hồi do thế giới suy thoái, rủi ro chiến tranh, giá hàng hóa, tiền tệ, đứt gãy chuỗi cung ứng..v.v vẫn khó lường.

Câu hỏi đặt ra là giảm thuế sâu và lâu thì ngân sách giảm thu, khó cân đói. Tôi cho rằng ngược lại, nếu giảm chưa đủ, sức mua không tăng, Nhà nước cũng không thể thu ngân sách. Trong khi nếu chi tiêu nội địa mạnh, doanh nghiệp khỏe, ngân sách sẽ tăng nguồn. Trong đại dịch, Nhà nước giảm thuế nhưng ngân sách vẫn tăng là 1 ví dụ.

- Xin cảm ơn ông!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Giảm thuế để kích thích nền kinh tế tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713401913 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713401913 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10