Gián đoạn chuỗi cung ứng kéo dài, thị trường nhà ở “gặp khó”

Diendandoanhnghiep.vn Tắc nghẽn tại các cảng của Trung Quốc, kết hợp với cuộc chiến ở Ukraine có nguy cơ tạo ra một "cú đấm" làm chao đảo chuỗi cung ứng toàn cầu.

>>> Bộ Xây dựng yêu cầu cập nhật liên tục giá vật liệu xây dựng

Khủng hoảng này cũng là nguồn cơn của tình trạng bão giá và khan hiếm vật liệu xây dựng trên thị trường khiến nhiều chủ đầu tư, nhà thầu lao đao.

an hiếm vật liệu xây dựng trên thị trường khiến nhiều chủ đầu tư, nhà thầu lao đao.

Tình trạng khan hiếm vật liệu xây dựng trên thị trường khiến nhiều chủ đầu tư, nhà thầu lao đao.

Trên thế giới, thợ xây dựng đang đợi hàng tuần để có cửa sổ và các công trường im ắng do không đủ vật liệu để thi công. Tình trạng thiếu cửa ra vào, cửa sổ, thiết bị sưởi và điều hòa không khí, tủ và đồ nội thất đang kéo dài thời gian hoàn thiện một căn nhà.

Tại Mỹ, việc thiếu bản lề đôi khi trở thành vấn đề lớn, vì những người thợ không thể lắp đặt cửa ra vào. Nguyên nhân là bởi các nhà máy tại Trung Quốc đóng cửa vì Covid-19 hoặc các thùng bản lề vẫn đang lênh đênh trên biển Thái Bình Dương.

Hay tại Hàn Quốc, giá than bitum - một nguyên liệu chính sản xuất xi măng hiện đã tăng gấp đôi so với đầu năm do cuộc khủng hoảng Nga - Ukraine, khiến nguồn cung và cầu của các vật liệu xây dựng chính như xi măng không ổn định.

Ở nước ta, nhiều vật liệu xây dựng thiết yếu như xi măng, cát, thép,… đều ghi nhận sự tăng giá mạnh. Theo số liệu từ Bộ Xây dựng, trong quý 1/2022, giá các mặt hàng như xi măng tăng từ 1-3% so với quý trước, nếu so với cùng kỳ 2021, giá đã tăng 11-15%. Với thép xây dựng, trước ảnh hưởng từ thị trường thế giới và xu thế tăng của các nguyên liệu đầu vào, giá quý I có xu hướng tăng mạnh.

Tính đến giữa tháng 3, giá thép đã tăng 3,5% so với tháng 2 và tăng 7,5% so với tháng 1. Đến nay, giá nguyên liệu này chưa có dấu hiệu giảm xuống. Giá thép xây dựng các loại hiện khoảng 18.600 - 20.600 đồng/kg. Trung bình 3 tháng đầu năm, giá thép tăng 3,5% so với quý 4/2021.

Tại Hà Nội, vào thời điểm cuối quý I/2022, giá các loại vật liệu xây dựng đã tăng khoảng 10% so với thời điểm trước Tết Nguyên đán. Chẳng hạn, giá cát san lấp khoảng 150.000-200.000 đồng/m3, cát xây tô có giá từ 400.000-450.000 đồng/m3; gạch ống có giá dao động từ 1.300-1.400 đồng/viên; các loại đá xây dựng có giá 310.000 đồng/m3; giá xi măng từ 900.000 đồng-1 triệu đồng/tấn.

Các loại vật liệu xây dựng ở TP.HCM cũng đồng loạt tăng giá. Chỉ trong một năm qua, giá gỗ tăng 50%; giá nhôm, cát, thép phi 8 tăng 40%; giá gạch cũng tăng nhẹ gần 10%… Trong khi đó, nhân công thiếu hụt và giá thuê tăng cao từ 100.000 VNĐ – 150.000 VNĐ/ngày so với năm trước.

Theo ông Đinh Hồng Kỳ - Phó Chủ tịch Hiệp hội Xây dựng và vật liệu xây dựng TP.HCM, chi phí vật liệu chiếm từ 70 - 80% giá thành. Giá vật liệu cao hơn buộc nhà thầu phải tăng giá. Nếu đã ký hợp đồng, các chủ đầu tư khó yêu cầu nhà thầu thi công theo giá cũ, nhưng nếu tuân theo giá cũ thì chủ đầu tư lỗ nặng do biên độ lợi nhuận trong ngành xây dựng hiện nay khá thấp.

Điều này sẽ dẫn tới nguy cơ nhà thầu không thể tiếp tục thi công hoặc chủ đầu tư bị thâm hụt vốn, ảnh hưởng lớn đến tiến độ và nguồn cung, đẩy giá bất động sản lên cao.

nguy cơ nhà thầu không thể tiếp tục thi công hoặc chủ đầu tư bị thâm hụt vốn, ảnh hưởng lớn đến tiến độ và nguồn cung, đẩy giá bất động sản lên cao.

Nguy cơ nhà thầu không thể tiếp tục thi công hoặc chủ đầu tư bị thâm hụt vốn, ảnh hưởng lớn đến tiến độ và nguồn cung, đẩy giá bất động sản lên cao.

Theo Bộ Xây dựng, giá giao dịch bất động sản để bán bình quân toàn thị trường trong tháng 03/2022 đều tiếp tục đà tăng. Cụ thể, giá căn hộ chung cư tại Hà Nội trong tháng 03/2022 tăng 1,53% so với tháng trước đó, nhà ở riêng lẻ tăng 2,24%, đất nền tăng 2,85%. Tại TP.HCM, căn hộ chung cư tăng 2,48%; nhà ở riêng lẻ tăng 2%; đất nền cho xây dựng nhà ở tăng 3,6%.

Các chuyên gia trên thế giới dự báo, tắc nghẽn chuỗi cung ứng khó có thể được giải quyết chỉ trong thời gian ngắn, nhất là khi Trung Quốc tiếp tục đóng cửa và cuộc xung đột Nga – Ukraine ngày càng căng thẳng khiến cho tình trạng các tàu chở hàng chất thành đống bắt đầu tái diễn trở lại. Và ngay cả khi những chuyến tàu vượt đại dương đã mang hàng hóa đến bến cảng, vẫn còn hàng loạt vấn đề cần giải quyết như số lượng xe tải để giao hạng, nguồn cung xăng dầu cho hoạt động vận tải, hay số công nhân lành nghề tham gia vào thị trường lao động.

Trước nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng sẽ lan rộng toàn cầu và kéo dài trong năm nay, nhà thầu xây dựng vẫn phải gánh chịu những “cơn đau đầu” tốn kém khi giá vật liệu khó hạ nhiệt. Một số chuyên gia cho rằng, tình trạng khan hiếm và tăng giá vật liệu xây dựng sẽ được cải thiện vào cuối năm 2022 và đầu năm 2023, giúp gia tăng nguồn cung nhà ở và giảm sự cạnh tranh trong quá trình mua nhà.

Tuy nhiên, bức tranh thị trường vẫn khá mờ mịt do những yếu tố khó lường từ dịch bệnh, kinh tế và chính trị mà toàn thế giới đang phải đối mặt.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Gián đoạn chuỗi cung ứng kéo dài, thị trường nhà ở “gặp khó” tại chuyên mục Bất động sản của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713957267 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713957267 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10