Gian nan chống hàng giả trên sàn thương mại điện tử

Diendandoanhnghiep.vn Mặc dù đem lại nhiều lợi ích thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tiêu dùng, thế nhưng, hành lang pháp lý cho những giao dịch thương mại điện tử vẫn còn nhiều “lỗ hổng”, tiềm ẩn nguy cơ bất ổn, khó kiểm soát…

Sách trắng về thương mại điện tử (TMĐT) năm 2019 của Bộ Công Thương cho thấy, tỷ lệ doanh nghiệp tham gia kinh doanh trên nền tảng mạng xã hội, sàn giao dịch thương mại điện tử ngày một gia tăng, trong đó, mạng xã hội tiếp tục là kênh tiếp thị phổ biến nhất với tỷ lệ đánh giá đạt hiệu quả cao 45%, trong khi tỷ lệ này đối với bán hàng qua website là 32% và qua ứng dụng di động là 22%. Tuy nhiên, đằng sau sự phát triển này, các giao dịch TMĐT lại trở thành “miền đất hứa” cho các chiêu trò gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái,…

 Hoạt động giao dịch TMĐT đang trở thành miền “đất hứa” cho các chiêu trò gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái,…? - Ảnh: Thời báo Ngân hàng

Hoạt động giao dịch TMĐT đang trở thành miền “đất hứa” cho các chiêu trò gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái,…? - Ảnh: Thời báo Ngân hàng

Mới đây, tại Hội nghị chuyên đề hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong môi trường TMĐT và kinh tế số, Tổng cục trưởng, Tổng cục Quản lý thị trường - Trần Hữu Linh nhấn mạnh, TMĐT ở Việt Nam đang phát triển theo xu hướng tích cực nhưng cũng tiềm ẩn nhiều vấn đề tiêu cực, nguy cơ gây bất ổn cho nền kinh tế.
Theo ông Linh, vấn nạn hàng lậu, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ,… được công khai mua bán trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Zalo hay trên các website thương mại điện tử, các sàn giao dịch TMĐT. Trong đó, địa chỉ bán hàng online khai báo thông tin, đăng ký hoạt động kinh doanh không chính xác về nhân thân, thường xuyên thay đổi địa điểm,… gây khó khăn cho công tác kiểm tra, kiểm soát của lực lượng chức năng.

Thực tế, thời gian vừa qua, dư luận cũng liên tục dậy sóng bởi hàng loạt vụ việc liên quan đến hoạt động TMĐT như: vụ việc tổng kho hàng “khủng” tại Lào Cai; vụ việc 21.000 sản phẩm thời trang có dấu hiệu giả mạo các thương hiệu bảo hộ lớn ở Việt Nam, tại TP. Hồ Chí Minh;… hay đỉnh điểm là vụ việc Công ty First News - Trí Việt kiện Lazada (thuộc Công ty Recess - Alibaba) lên Tòa án nhân dân quận 1, TP. Hồ Chí Minh vì bán sách giả.

Theo Luật sư Nguyễn Thành Luân – Giám đốc Công ty TNHH luật Hà Việt: Hiện nay ở Việt Nam đã có nhiều văn bản luật liên quan điều chỉnh hoạt động giao dịch TMĐT như, Luật Giao dịch điện tử, Luật An ninh mạng, Luật Thương mại, Bộ Luật Dân sự, Luật Hình sự… Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập, các luật điều chỉnh ngày càng tỏ ra bất cập, đặc biệt là vấn đề kiểm soát các ứng dụng TMĐT đã trở nên “quá tầm”.

“Vậy nên, muốn quản lý hoạt động giao dịch TMĐT cần bịt “lỗ hổng” từ chính sách, bên cạnh đó, tăng cường giám sát, quản lý nhà nước để kiểm soát hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tại các cửa khẩu”, Luật sư Luân nêu quan điểm.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Gian nan chống hàng giả trên sàn thương mại điện tử tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711666874 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711666874 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10