Đại biểu Đặng Thuần Phong đã có câu hỏi tranh luận về vấn đề Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho rằng giáo dục mầm non của chúng ta được UNICEF đánh giá rất cao.
Theo đại biểu Phong, hiện nay, giáo dục mầm non đang nóng và gây bức xúc nhất là quy mô phát triển không đồng đều ở các vùng miền. Chất lượng không ổn định, nguồn lực đầu tư cho giáo dục thấp nhất trong ngành, cơ sở trường lớp, giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu.
Tỷ lệ chi cho giáo dục mầm non Nhà nước chỉ 39%, gia đình 61%. Khi các cháu vào học mầm non, gia đình phải đóng góp nhiều nhất so với các cấp học khác. “Điều đó ai cũng nhận thấy, nhìn ra, vậy tại sao lại được đánh giá cao?. Tôi mong rằng Bộ trưởng xem xét và có giải pháp cho vấn đề này”. – đại biểu Phong đặt câu hỏi chất vấn.
Nhiều trẻ em mầm non bị đôi xử ngược đãi. Ảnh: Văn Luận - Hà Như
Có thể bạn quan tâm
10:20, 29/05/2018
09:26, 06/06/2018
14:00, 05/06/2018
16:08, 02/06/2018
01:31, 31/05/2018
Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, đúng là mầm non được quan tâm nhưng còn nhiều vấn đề, từ chính sách dân lập, tư thục, công lập nên nhiều cơ sở mầm non hiện nay chưa được chu đáo, nhất là ở khu công nghiệp, khu chế xuất.
"Những vụ bạo hành trẻ mà báo chí đã nêu là không thể chấp nhận được. Cá nhân tôi với trách nhiệm người đứng đầu ngành Giáo dục rất phản đối và có ý kiến chỉ đạo kiên quyết, với những giáo viên không đủ năng lực thì phải đưa ra khỏi ngành, không chần chừ. Các cơ sở để xảy ra tình trạng này phải bị đình chỉ, đóng cửa", ông Nhạ nhấn mạnh.
Liên quan đến vấn đề này, đại biểu K’Nhiễu cũng đặt câu hỏi chất vấn: “Hiện tượng tiêu cực và những hình ảnh xấu, không tốt đã xảy ra với hệ thống giáo dục mầm non trong thời gian qua. Điều này ảnh hưởng đã tạo nên sự trăn trở, bức xúc trong xã hội, làm giảm niềm tin của cử tri trong lĩnh vực này. Bộ trưởng có sũy nghĩ và biện pháp gì hữu hiệu để nâng cao chất lượng giáo dục trong lĩnh vực này”.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, tới đây, Bộ sẽ để thực hiện một cách căn cơ có nhiều giải phảp, tính toán căn cơ nhất là đội ngũ giáo viên. Giáo viên phải được quy hoạch đào tạo bài bản thường xuyên và có chế độ hợp lý. “Chúng tôi đã làm việc với Bộ Nội vụ, một mặt tăng cường chất lượng đào tạo, chuẩn bị đội ngũ giáo viên chuyên nghiệp, mặt khác tăng chế độ đãi ngộ cho giáo viên mầm mon", Bộ trưởng Nhạ cho hay.
“Tôi cũng mong rằng các bộ có liên quan và địa phương tăng cường giám sát, hệ thống chính trị: phụ nữ, mặt trận, phường xã giám sát, cùng chúng Bộ Giáo dục phòng ngừa là chính. Quan điểm là phòng ngừa hơn là việc xử lý. Mong địa phương trực tiếp hỗ trợ về điều kiện cơ sở trường lớp, bố trí giáo viên đủ để không tạo áp lực”. – ông Nhạ bày tỏ mong muốn.
Trước nhiều chất vấn của các ĐB về tình trạng xuống cấp đạo đức của giáo viên, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, ở đây còn có trách nhiệm của người đứng đầu của các cơ sở giáo dục, họ có biết hay không cho đến khi báo chí, dư luận lên tiếng thì mới vào cuộc làm rõ.
Bà Ngân đặt câu hỏi, trường mầm, tiểu học có địa chỉ rõ ràng, xảy ra bạo hành thì hiệu trưởng có biết không, giáo viên có biết không, địa phương có biết không?. "Chuyện xả ra mới làm rõ thì đó là trách nhiệm của cả cộng đồng cả hệ thống chính trị ở địa phương chứ không phải chỉ mỗi Bộ trưởng", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.