Giáo dục: Tinh hoa và đại chúng (Bài 1)

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 27/06/2020 06:00

Bất cứ nền giáo dục nào - dù không có ý chia tách nhưng bản thân nó luôn tồn tại hai thái cực: tinh hoa và đại chúng.

Giáo dục cần có cả tinh hoa và đại chúng

Giáo dục cần có cả tinh hoa và đại chúng

Từ câu chuyện tranh cãi nên bán hay giữ lại trường Ams một lần nữa phơi bày những nghịch lý trong giáo dục phổ thông ở Việt Nam. Đó không chỉ là vấn đề buông hay giữ một tài sản công, mà câu hỏi tối thượng nhất nhằm giải quyết hai vấn đề quan trọng nhất của giáo dục: Tinh hoa và đại chúng.

Tại Việt Nam hiện nay, có 2 chủ thể cung cấp dịch vụ giáo dục, công và tư. Riêng với giáo dục phổ thông - hiện tồn tại khá nhiều mô hình, như trường chuyên, trường năng khiếu và các trường thông thường.

Trường chuyên được thành lập ở cấp trung học phổ thông dành cho những học sinh đạt kết quả xuất sắc trong học tập nhằm phát triển năng khiếu của các em về một số môn học trên cơ sở bảo đảm giáo dục phổ thông toàn diện.

Nhà nước ưu tiên bố trí giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị và ngân sách cho các trường chuyên. Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các Bộ, ngành liên quan quyết định ban hành chương trình giáo dục, quy chế tổ chức cho các trường này.

Vai trò của trường chuyên thì không cần nhắc lại, mô hình này cho ra đời rất rất nhiều tài năng qua mấy thập kỷ hoạt động. Những tài năng đó bây giờ ở nước ngoài cũng nhiều, trong nước cũng không ít.

Trường chuyên không có lỗi và nếu như đổ cho mô hình này là nguyên nhân gây bất bình đẳng xã hội liệu có quá đáng?

Thầy dạy mô Sinh học của tôi kể ví dụ: Hai đứa trẻ sinh đôi, nhưng do hoàn cảnh và môi trường sống khác nhau chế độ chăm sóc không giống nhau. Nên bản ngã, tính cách, thói quen của hai đứa trẻ ấy chẳng giống nhau mấy.

Từ ví dụ này cho thấy, con người vốn dĩ không thể “cào bằng” về phẩm chất sinh học. Điều đó tạo ra sự đa dạng, muôn màu muôn vẻ trong xã hội. Nói cụ thể hơn, cùng học một trường, một lớp, một chương trình, một thầy giáo nhưng vì sao có rất ít người tiếp thu rất nhanh (giỏi), còn phần đông thuộc nhóm bình thường, thậm chí thiểu năng mà dân gian hay gọi là “học dốt”.

Cũng một cách lý thuyết (đã được chứng minh) mà nói, sự chọn lọc tự nhiên quy định sẵn không có ai sinh ra làm “người thừa”. Tức là mỗi người đều có vị trí và vai trò của mình trên quả địa cầu này.

Với hàng trăm triệu người, đa nhân cách, đa phương diện, đa khả năng..., làm thế nào để chọn ra nhân tài phục vụ cho đất nước? Nhiệm vụ này thuộc về giáo dục, đào tạo. Đương nhiên, để có những “cá nhân đặc biệt” cần có chương trình “giáo dục đặc biệt”.

Nhân đây lại nói đến cường quốc thể thao thành tích cao, là Trung Quốc, họ chính là ông vua huy chương trong các kỳ Thế vận hội danh giá, nhờ chính sách đào tạo và huấn luyện đặc biệt, hà khắc từ khi tài năng còn rất bé. Việc này thi thoảng bị phê phán trên mặt báo...

Nhưng tại Việt Nam, xạ thủ Hoàng Xuân Vinh lần đầu mang về huy chương vàng Olympic (Brazil 2016) môn bắn súng cũng đủ làm cả xã hội sướng rơn lên. Truyền thông rầm rập gọi đó là “tấm huy chương lịch sử”. Và không ai biết được đến khi nào thể thao Việt Nam có trường hợp thứ hai! Nếu không có chế độ đào tạo đặc biệt, làm sao có con người đẳng cấp toàn cầu?

Hãy nhìn vào một lớp học, 45 em học sinh là 45 tính cách, 45 “trình độ”, và chừng ấy khả năng. Những học sinh có trình độ, tố chất vượt trội được tuyển vào trường chuyên như để tạo “bệ phóng”. Nó không có gì là bất công.

Tóm lại, bản chất trường chuyên, trước hết là đáp ứng sự đa dạng về khả năng của người học, nắm lấy cái tinh hoa của giáo dục phổ thông. Sau đó là trực tiếp nâng bước cho tài năng bay cao, bay xa hơn.

Giáo dục còn làm nhiệm vụ phân loại con người, chia giai tầng tri thức để xã hội sử dụng vào các lĩnh vực công việc khác nhau. Bởi vậy, sự tồn tại nhiều mô hình khác nhau là tất yếu.

Nhưng, liệu có sự bất công nào ở các trường chuyên so với trường thông thường? Liệu cái gọi là “công bằng” có áp dụng được trong môi trường mà ở đó, sự quyết định thuộc về tố chất trí tuệ?

Còn tiếp...

Có thể bạn quan tâm

  • "Bán trường Ams" hay “xóa sổ” trường chuyên?

    11:05, 23/06/2020

  • Cẩn trọng... thương mại hóa giáo dục

    Cẩn trọng... thương mại hóa giáo dục

    15:35, 26/06/2020

  • Giáo dục nghề và năng lực cạnh tranh quốc gia: Chính sách nhiều nhưng yếu

    Giáo dục nghề và năng lực cạnh tranh quốc gia: Chính sách nhiều nhưng yếu

    11:00, 08/06/2020

  • Chuyện giáo dục hay chuyện “bên trong cây phượng”?

    Chuyện giáo dục hay chuyện “bên trong cây phượng”?

    06:12, 27/05/2020

  • Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

    Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

    19:52, 12/05/2020

  • COVID-19 và cơ hội thay đối triết lý giáo dục

    COVID-19 và cơ hội thay đối triết lý giáo dục

    06:00, 12/05/2020

  • Trở lại trường và vấn đề mới của giáo dục

    Trở lại trường và vấn đề mới của giáo dục

    07:00, 04/05/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Giáo dục: Tinh hoa và đại chúng (Bài 1)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO