Giáo trình in “đường lưỡi bò” và câu hỏi trách nhiệm

Diendandoanhnghiep.vn Tài liệu học tập và giảng dạy cho Khoa Tiếng Trung và Tiếng Nhật trường Đại học Kinh Doanh và Công nghệ Hà Nội được phát hiện in bản đồ hình “đường lưỡi bò” đang làm dư luận “dậy sóng”.

cuốn giáo trình Đọc sơ cấp 1 "Developing Chinese" in hình bản đồ Trung Quốc có “đường lưỡi bò”. Ảnh: Tiền phong

Cuốn giáo trình Đọc sơ cấp 1 "Developing Chinese" in hình bản đồ Trung Quốc có “đường lưỡi bò”. Ảnh: Tiền phong

“Đường lưỡi bò” hay “đường chín đoạn” là khái niệm mà Trung Quốc dựa vào để tuyên bố quyền lịch sử đối với gần như toàn bộ Biển Đông. Tuy nhiên, yêu sách này hoàn toàn trái với luật quốc tế và trên thực tế, Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) năm 2016 đã ra phán quyết khẳng định tuyên bố của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý.

Khi vấp phải phán quyết của PCA bác bỏ tính pháp lý của yêu sách “đường 9 đoạn” đồng thời lên án các hành vi trái phép của Trung Quốc trong việc cải tạo đảo và ngăn cản việc thực thi quyền đánh cá trên Biển Đông thì Trung Quốc đã buộc phải thay đổi chiến lược của mình. Theo đó, Trung Quốc đã không còn công khai nhắc đến yêu sách “đường 9 đoạn” trên truyền thông quốc tế như trước đây.

Thay vào đó, việc tuyên truyền về “đường 9 đoạn” và những tuyên bố chủ quyền sai trái khác của Trung Quốc được nước này thực hiện một cách tinh vi hơn thông qua các hình thức kín đáo hơn như lồng ghép trong các tác phẩm văn hóa mà nước này truyền bá ra thế giới.

Trung Quốc đã tận dụng mọi cơ hội để tuyên truyền về “đường lưỡi bò”, từ sách giáo khoa cho đến các tạp chí khoa học, dù là trong những lĩnh vực có vẻ không liên quan như môi trường, cả trong nước lẫn trên thế giới.

Chẳng hạn, tại Việt Nam, mới đây đã phát hiện và xử lý các trường hợp cài cắm bản đồ đường lưỡi bò vào phim ảnh (như phim hoạt hình Everest - Người tuyết bé nhỏ); trên mẫu xe SUV Volkswagen Touareg trưng bày tại Triển lãm Ô tô Việt Nam 2019 (Vietnam Motor Show 2019); trên một ấn phẩm du lịch ở TP Hồ Chí Minh…

Hoặc, trước đó, vào tháng 5/2018, một đoàn du khách Trung Quốc bị phát hiện mặc áo thun in hình “đường lưỡi bò” ngay tại sân bay Cam Ranh, Khánh Hòa. Sau đó, cơ quan chức năng địa phương đã yêu cầu những người này cởi bỏ và tịch thu số áo trên.

Trở lại với vấn đề cuốn giáo trình sơ cấp tiếng Trung có in hình “đường lưỡi bò”, ông Hà Đức Trụ - Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội cho hay: “Ai mua thì chúng tôi chưa làm rõ, nhưng trách nhiệm thuộc về Ban Chủ nhiệm Khoa Tiếng Trung và tiếng Nhật. Quan điểm của nhà trường là phải nhanh chóng thu hồi và hủy bỏ toàn bộ tài liệu có in bản đồ “hình lưỡi bò”.

Thế nhưng, dư luận cảm thấy bất mãn với lời giải thích đó. Bởi, chưa cần tính “đường lưỡi bò” mà các tiêu chí khác của giáo trình như kiểm duyệt nội dung chẳng hạn. Lúc mua giáo trình trường không đọc trước xem có phù hợp với chương trình giảng dạy của mình không, có đạt yêu cầu chất lượng không?

Hơn nữa, Nhà xuất bản có lỗi của Nhà xuất bản, trường có lỗi của trường, sao quý vị lại đổ lỗi cho bên Nhà xuất bản? Chẳng lẽ Ban giám hiệu, và bộ phận phụ trách mua giáo trình của trường thật sự vô can, vô cảm? Sao quý vị bàng quan với chủ quyền của dân tộc, của đất nước như vậy!

Những vụ việc trên một lần nữa cho thấy sự nguy hiểm của chính sách tuyên truyền của Trung Quốc và thể hiện rằng Trung Quốc chưa bao giờ từ bỏ tham vọng độc chiếm Biển Đông của mình. Phải nhìn vào lịch sử và những toan tính của Trung Quốc thì sẽ thấy, vì sao họ phải “khổ công” để đưa “đường lưỡi bò” xuất hiện khắp mọi nơi.

Theo đó, nói như ông Tạ Đình Thi – Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo, vấn đề lớn nhất nằm ở công tác tuyên truyền. “Hiện nay, tư duy và nhận thức về biển đảo ở nhiều cấp, ngành và trong nhân dân còn hạn chế. Để phát huy được sức mạnh toàn dân, công tác tuyên truyền, truyền thông cần sự đổi mới, cập nhật sát tình hình. Cần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng, xây dựng một tổ chức có khả năng kiểm soát và giám sát các tình hình trên Biển Đông cũng như đưa ra các phương thức để đấu tranh trên mặt trận tư tưởng”.

Qua sự việc này, có thể thấy đây là một trong những vũ khí của cuộc “xâm lược mềm” mà kẻ xâm lược sử dụng là những biện pháp kinh tế, khoa học kỹ thuật, truyền thông, ngoại giao, pháp lý… Mặc dù không có tiếng súng, tiếng bom đạn, không thấy cảnh khói lửa binh đao nhưng cuộc “xâm lược mềm” vẫn là một cuộc chiến tranh kiểu mới hết sức nguy hiểm, đáng sợ.

Nó cũng cho thấy sự tinh vi trong việc cài cắm “đường lưỡi bò” phi pháp. Chính vì vậy, chúng ta phải hết sức cảnh giác với những chiến dịch tuyên truyền nguy hiểm của Trung Quốc. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, sự việc nào thì vấn đề quốc gia, chủ quyền lãnh thổ cũng cần phải được đặt lên trên hết.

Ý thức chủ quyền thường trực trong mỗi người dân là điều vô cùng quan trọng!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Giáo trình in “đường lưỡi bò” và câu hỏi trách nhiệm tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713604277 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713604277 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10