Gỡ 3 “nút thắt” khi mở rộng quy mô startup

Theo Báo Đầu tư 23/09/2022 05:23

Năng lực lãnh đạo, con người và chu trình là 3 “nút thắt cổ chai” mà startup cần tháo gỡ khi tiến hành mở rộng quy mô để phát triển hiệu quả.

>>Startup vexere.com: Ứng dụng công nghệ và khả năng sáng tạo đổi mới cho ngành du lịch và vận tải

Nhà sáng lập của một startup đang phát triển ở giai đoạn sẵn sàng để mở rộng (series A) chia sẻ, mỗi ngày, anh phải dành hơn 80% quỹ thời gian để làm việc liên quan tới việc xây dựng và vận hành tổ chức, đội ngũ của mình.

Với kinh nghiệm đầu tư cho các startup, bà Hoàng Thị Kim Dung, phụ trách Quỹ đầu tư Genesia Ventures tại Việt Nam đã chỉ ra rằng, 3 “nút thắt cổ chai” trong việc mở rộng vận hành của startup nằm ở năng lực lãnh đạo, con người và chu trình.

Đầu tiên, khi tiến hành mở rộng, năng lực lãnh đạo của startup cần phải được điều chỉnh phù hợp với từng giai đoạn.

Ở giai đoạn sớm của startup, các nhà sáng lập thường là CEO “đa nhiệm”, đảm nhận nhiều vai trò, từ phụ trách tài chính, đến giám sát bán hàng và tiếp thị, chịu trách nhiệm về doanh thu... Điều này giúp các nhà sáng lập có khả năng kiểm soát trực tiếp đối với nhiều chức năng của startup, đồng thời cũng giúp giảm thiểu chi phí quản lý.

>>Startup Propzy từng được SoftBank đầu tư công bố hoạt động tại Việt Nam

>>Quỹ Touchstone Partners rót 2 triệu USD vào hai startup

Nhưng ở giai đoạn startup phát triển mở rộng, các nhà sáng lập không thể duy trì phong cách lãnh đạo như trước đó được nữa. Họ không thể can thiệp và ra quyết định với mọi việc. Nếu vẫn cố gắng làm vậy, nhà sáng lập sẽ trở thành “nút thắt cổ chai” cản trở sự phát triển của các nhân viên cũng như sự phát triển của cả công ty.

Soichi Tajima, nhà sáng lập, thành viên hợp danh của Quỹ Genesia Ventures từng chia sẻ tới các nhà sáng lập startup tại Nhật Bản rằng: “Để tạo ra một tổ chức mạnh, không phải là nỗ lực ủy quyền, mà chính nỗ lực tuyển dụng người có thể ủy quyền được mới là điều quan trọng với nhà sáng lập startup hơn cả”.

Khi startup đạt đến giai đoạn phát triển bùng nổ, các nhà sáng lập thường cảm thấy dễ dàng hơn khi tuyển dụng thêm đội ngũ. Nhưng thực tế là, chính việc tuyển dụng và bố trí sai đội ngũ là một trong những lý do hàng đầu khiến một startup thất bại.

Khi nhắc đến yếu tố con người, phải nhắc đến văn hóa. Văn hóa của một startup được hiểu là một tập hợp các giá trị và niềm tin được chia sẻ trong công ty, từ đó sẽ xác định nên cách các nhân viên tương tác, giải quyết vấn đề và cộng tác với nhau. Để chuẩn bị cho quá trình phát triển mở rộng quy mô của startup, nhằm hạn chế sự “pha loãng” giá trị văn hóa mà startup đã đề ra ban đầu, nhà sáng lập cần phải tuyển dụng những người phù hợp với văn hóa của công ty. Mặt khác, khi startup mở rộng quy mô, sẽ thay đổi văn hóa.

Nhà sáng lập cần phải liên tục điều chỉnh bằng việc xác định những phần nào của văn hóa doanh nghiệp cần giữ, những gì cần thay đổi, loại bỏ hoàn toàn, thậm chí nếu cần thiết thì sẽ phải thiết kế lại văn hóa cho mỗi cấp độ bổ sung khi startup mở rộng về quy mô.

Về chu trình, thông thường, việc mở rộng của startup kéo theo sự gia tăng đột biến các hoạt động bên trong tổ chức, dẫn đến việc phải tuyển dụng và xây dựng đội ngũ lớn hơn để đáp ứng sự phát triển

Tuy nhiên, điều đó chỉ có thể giúp giải quyết vấn đề trong ngắn hạn, thậm chí tệ hơn là một cách để “đốt tiền mặt” nhanh hơn mức startup có thể huy động được. Con đường bền vững là tập trung vào việc tự động hóa các quy trình hoạt động phù hợp với giai đoạn phát triển của startup.

Không có điều gì phù hợp và hoàn hảo tuyệt đối, vì startup là một thực thể sống động, thay đổi theo thời gian phát triển. Nhưng, startup luôn cần phải chuẩn bị cho những điều phù hợp để có thể mở rộng và phát triển hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm

  •  Startup Sender huy động thành công 4,5 triệu USD do Pantera dẫn đầu

     Startup Sender huy động thành công 4,5 triệu USD do Pantera dẫn đầu

    02:23, 14/09/2022

  • Vì sao nói “thời kì vàng” của các startup châu Á đã đến?

    Vì sao nói “thời kì vàng” của các startup châu Á đã đến?

    02:54, 12/09/2022

  • Startup Tititada Việt nhận đầu tư 1,5 triệu USD

    Startup Tititada Việt nhận đầu tư 1,5 triệu USD

    04:30, 09/09/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Gỡ 3 “nút thắt” khi mở rộng quy mô startup
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO