Gỡ nút thắt cơ chế chia sẻ rủi ro với các nhà đầu tư

Diendandoanhnghiep.vn Cơ chế chia sẻ rủi ro trong dự án PPP đã có song thực tế doanh nghiệp gặp rất nhiều rào cản về thủ tục, thời gian để tiếp cận.

>>> Thiếu cơ chế chia sẻ rủi ro, đầu tư PPP khó hút vốn tư nhân

Không thể phủ nhận đóng góp tích cực của dự án đầu tư PPP trong việc cải thiện hạ tầng kinh tế xã hội trong khi nguồn lực đầu tư công hạn chế. Tuy nhiên, từ năm 2021 đến nay, chưa có dự án đầu tư PPP nào được triển khai. Nút thắt này cần được cởi gỡ bằng chính sách phù hợp, khả thi, đảm bảo hài hoà lợi ích cho các bên, trong đó có các nhà đầu tư.  

Các dự án PPP đã góp phần xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông toàn diện và tốt hơn

Các dự án PPP đã góp phần xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông toàn diện và tốt hơn

Là lĩnh vực có nhiều dự án đầu tư PPP nhất hiện nay, ông Lê Kim Thành - Cục trưởng Cục Đường cao tốc Việt Nam (Bộ Giao thông vận tải) cho biết, theo quy định, doanh thu trên 125% so với dự tính, doanh nghiệp phải chia sẻ với Nhà nước. Ngược lại, doanh thu giảm xuống dưới 75%, Nhà nước sẽ phải thanh toán phần chênh lệch để đảm bảo doanh thu tối thiểu cho nhà đầu tư.

Tuy nhiên, các điều kiện để được hưởng doanh thu chia sẻ doanh nghiệp không dễ chứng minh như quy hoạch, chính sách, pháp luật có liên quan thay đổi làm giảm doanh thu, hay đã được Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán phần giảm doanh thu. Thực tế thì Kiểm toán Nhà nước làm việc có kế hoạch và chỉ kiểm toán bất thường khi có vấn đề.

Để đáp ứng các điều kiện trên cần nhiều thời gian trong khi việc chia sẻ rủi ro này cần thực hiện tức thời mới có thể bảo đảm phương án tài chính cho doanh nghiệp. Cục trưởng Cục Đường cao tốc Việt Nam cho biết, chúng tôi thường nói chờ được vạ thì má đã sưng.

Mặc dù Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư quy định như vậy nhưng theo đại diện Viện Chiến lược Tài chính (Bộ Tài chính), khung pháp lý quản lý rủi ro tài khóa phát sinh từ hợp đồng PPP vẫn còn thiếu. Theo Luật Ngân sách Nhà nước, dự phòng ngân sách được sử dụng để chi cho các nhiệm vụ cấp bách, chưa được dự toán nhằm đáp ứng kịp thời các nhu cầu chi trong các trường hợp quan trọng, khẩn cấp.

Việc xử lý doanh thu giảm của dự án PPP không phải là nhiệm vụ cấp bách và được xác định trên cơ sở các quy định tại hợp đồng. Theo đó, quy định sử dụng dự phòng ngân sách để thanh toán các khoản chi phí phát sinh khi áp dụng cơ chế chia sẻ doanh thu giảm trong các hợp đồng PPP là chưa phù hợp.

Hơn nữa, trên thực tế nguồn dự phòng của địa phương rất thấp, phải ưu tiên chi cho các nhiệm vụ cấp bách. Một số địa phương không đồng ý bố trí việc chia sẻ sụt giảm doanh thu của dự án PPP do việc xử lý doanh thu giảm của dự án PPP không phải là nhiệm vụ cấp bách.

>>> Đầu tư PPP: Lo ngại rủi ro chính sách

GS Akash Deep cho rằng

GS Akash Deep cho rằng cần đảm bảo nghĩa vụ bảo lãnh của khu vực công trong hợp đồng PPP

Trao đổi với DĐDN về vấn đề này, GS Akash Deep đến từ Đại học Harvard Kennedy School khuyến nghị cần đảm bảo nghĩa vụ bảo lãnh của khu vực công trong hợp đồng PPP. Khi đề cập đến dự án đầu tư PPP, nên nhìn rộng hơn khái niệm xây dựng cơ sở hạ tầng hay tài sản hạ tầng. Đó là cách cung cấp dịch vụ chất lượng cao và chia sẻ lợi ích khi cung cấp dịch vụ đó, nhất là khi Việt Nam đang từng bước phấn đấu trở thành quốc gia có thu nhập cao, đi kèm với đó là triển vọng cung cấp dịch vụ chất lượng cao.

Theo GS Akash Deep cần quan tâm cơ chế chuyển giao rủi ro và là cách thức bảo đảm cho khu vực rằng các rủi ro đó được nhà nước chia sẻ trong khoảng thời gian nhất định. Chúng tôi hướng tới nghĩa vụ nợ dự phòng của Nhà nước với cơ chế xác định cơ quan đầu mối cung cấp nghĩa vụ đó, có thể là Bộ Tài chính hoặc một cơ quan trực thuộc Chính phủ. Cơ chế bảo lãnh như vậy đảm bảo thu hút vốn đầu tư nhân vào các dự án PPP.

Cụ thể hơn về các nguồn lực, đại diện Vụ Đầu tư (Bộ Tài chính) đề nghị nghiên cứu theo hướng có thể bố trí một dòng ngân sách trong kế hoạch đầu tư công trung hạn để chia sẻ phần doanh thu giảm. Còn ông Lê Kim Thành đề xuất nguồn tài chính cho quỹ đầu tư theo phương thức PPP để xử lý ngay rủi ro lấy từ thu phí đường bộ cao tốc do Nhà nước đầu tư. Có thể xem xét trích lại khoảng 20 - 30%, Nhà nước chỉ thu lại 70 - 80%.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Gỡ nút thắt cơ chế chia sẻ rủi ro với các nhà đầu tư tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714402121 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714402121 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10