Gỡ nút thắt hạ tầng phá thế "độc quyền" của đường bay Côn Đảo

Diendandoanhnghiep.vn Phương thức xã hội hoá hoặc hợp tác công - tư được xem là lời giải cho nút thắt hạ tầng tại cảng hàng không Côn Đảo, giúp phá thế "độc quyền" một hãng bay với giá cao như hiện nay.

Sau đại dịch COVID-19, mặt trái lại của sự tổn thất nặng nề là một cơ hội hồi phục bứt phá mới cho ngành hàng không. Tuy nhiên, chính lúc tưởng chừng phải vượt khó khăn mới để đón nhận cơ hội "đâm chồi", thì chính những rào cản cũ lại tiếp tục được đưa ra.

hiện nay chỉ có duy nhất Công ty Bay dịch vụ hàng không VASCO, là công ty con của Vietnam Airlines khai thác đường bay từ TPHCM và Cần Thơ đến Côn Đảo

Hiện nay chỉ có duy nhất Công ty Bay dịch vụ hàng không VASCO, là công ty con của Vietnam Airlines khai thác đường bay từ TPHCM và Cần Thơ đến Côn Đảo.

TS Trần Du Lịch, chuyên gia kinh tế mới đây đã đưa lại vấn đề khai thác độc quyền đường bay Côn Đảo với giá cao để đặt ra yêu cầu về thay đổi tư duy phát triển của ngành.

“Chúng ta cần thay đổi tư duy. Tôi cho rằng Nhà nước không chỉ nghĩ về việc thuế, phí mà còn tạo cơ chế điều phối hợp lý để các hãng hàng không phát triển trong thời điểm khó khăn hiện nay”, TS Trần Du Lịch nói.

Mặc dù khẳng định không hạn chế cũng không ưu ái cho một doanh nghiệp, một hãng hàng không nào, tuy nhiên đại diện Cục Hàng không Việt Nam Võ Huy Cường cũng thừa nhận hạ tầng của sân bay Côn Đảo mà cụ thể là sức chịu tải của đường cất hạ cánh, sân đỗ chưa đáp ứng được với các dòng máy bay lớn hơn ART-72.

Được biết, hiện nay chỉ có duy nhất Công ty Bay dịch vụ hàng không VASCO, là công ty con của Vietnam Airlines khai thác đường bay từ TPHCM và Cần Thơ đến Côn Đảo. Bên cạnh đó còn đường bay Vũng Tàu - Côn Đảo do tổng công ty trực thăng khai thác nhưng chỉ với tần suất 3-4 chuyến/tuần và đặc biệt chi phí cao, chủ yếu phục vụ du lịch cao cấp.

Chính vì khan hiếm chuyến bay, nên nhiều người phải chờ đợi nếu chẳng may máy bay của VASCO gặp trục trặc vì không có sự lựa chọn thay thế. Đồng thời, việc mua vé máy bay đi Côn Đảo rất khó khăn và luôn có giá cao, vào dịp cao điểm, lễ tết khách phải đặt trước cả tháng mới có vé.

Được biết, trước đây Hãng hàng không Vietjet Air cũng từng có văn bản gửi đến Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đề nghị xem xét về các điều kiện khai thác để hãng này thực hiện bay đến Côn Đảo bằng máy bay Airbus A319. Theo đó, đường bay mà Vietjet Air dự kiến mở là kết nối 2 thành phố lớn nhất nước Hà Nội và TPHCM đến Côn Đảo với tần suất 4-6 chuyến/ngày.

Điều đáng nói, đề nghị này vẫn bỏ ngỏ suốt 2 năm qua bởi rất khó để hãng này cất cánh vì sân bay Côn Đảo là cấp 3C chỉ phù hợp cho loại máy bay nhỏ ATR-72, những loại máy bay khác lớn hơn không đến được sân bay này.

Ông Đỗ Tất Bình, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) thừa nhận, ACV từng nghiên cứu kéo dài đường băng để cho các dòng máy bay lớn có thể đáp xuống, tuy nhiên việc làm này gặp rất nhiều khó khăn và chi phí rất tốn kém.

"Nếu ở đất liền sẽ dễ dàng dựng trụ cắm đèn chiếu sáng, nhưng ở ngoài biển thì rất khó vì dòng chảy nước biển rất phức tạp, đắp được bao nhiêu là nước xoáy cuốn hết. Nếu xây hai đầu sân bay để lắp đèn chiếu sáng sẽ tốn kém rất nhiều, vì vậy sân bay Côn Đảo rất khó để triển khai bay đêm”, ông Bình nói.

Như vậy, hạ tầng sân bay chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển sẽ buộc các hãng hàng không muốn khai thác đường bay này phải đầu tư một loại tàu bay mới, nghĩa là thêm chi phí khai thác, thêm chi phí đào tạo phi công, thợ máy… Và một lần nữa nút thắt hạ tầng ngành hàng không lại tiếp tục là điểm nghẽn “kìm chân” các hãng hàng không phát triển phục vụ nhu cầu của khách hàng.

Tuy nhiên, lời giải không phải là không có. Nhiều chuyên gia từng góp ý, đưa ra đề xuất cho bài toán sân bay Côn Đảo. Nói như PGS.TS Nguyễn Thiện Tống – khoa Kỹ thuật Hàng không (Đại học Bách khoa TPHCM), việc xây dựng, nâng cấp sân bay Côn Đảo từ 3C lên 4C để đón được máy bay Airbus A320 và tương đương là một bài toán kinh tế. Tuy nhiên khi xét thấy nhu cầu của hành khách và người dân tăng cao thì Bộ Giao thông Vận tải có thể xem xét nâng cấp, cải tạo đường băng sân bay Côn Đảo. 

“Nếu không có nguồn vốn đầu tư, Bộ Giao thông vận tải có thể tiến hành đầu tư theo phương án xã hội hóa, các hãng hàng không cũng có thể tham gia góp vốn đầu tư để được khai thác sân bay này”, PGS.TS Nguyễn Thiện Tống nói.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Gỡ nút thắt hạ tầng phá thế "độc quyền" của đường bay Côn Đảo tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711626847 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711626847 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10